VDB là ngân hàng gì? VDB có phải ngân hàng nhà nước Việt Nam đáng để tin cậy? Mời bạn cùng tìm hiểu lời giải đáp qua bài viết sau đây nhé!
Thị trường tài chính Việt Nam hiện nay được xem là có khá nhiều hệ thống ngân hàng ra mắt và hoạt động. Mỗi ngân hàng có những đặc điểm riêng về lãi suất cũng như cách thức làm việc. Song, nhiều người Việt vẫn chọn cách tin tưởng ngân hàng nhà nước hơn bởi nhiều lý do. Bài viết hôm nay, Tiền đầy ví sẽ gửi đến bạn thông tin của một ngân hàng được nhiều người quan tâm, thắc mắc trong thời gian qua - VDB. Vậy, VDB là ngân hàng nào? Ngân hàng này có đáng tin cậy hiện nay hay không? Bạn hãy tham khảo ngay bài viết sau đây cùng Tiền Đầy Ví nhé!
Đầu tiên, có thể nói nôm na rằng, ngân hàng VDB là một ngân hàng nằm trong hệ thống ngân hàng nhà nước. Ngân hàng này cũng đóng vai trò giống như một cơ quan nhà nước thực hiện các chức năng quản lý về tiền tệ và hoạt động ngân hàng. Tuy nhiên, hệ thống ngân hàng nhà nước lại bao gồm nhiều loại hình khác nhau nữa. Mỗi ngân hàng sẽ có một vai trò, nhiệm vụ riêng. Vậy, ngân hàng VDB là ngân hàng nào, thuộc phân loại nào của hệ thống ngân hàng nhà nước Việt Nam?
Cụ thể, phân loại ngân hàng thuộc sở hữu nhà nước ta hiện nay bao gồm:
Đây là dạng ngân hàng nhà nước được mở ra bằng 100% nguồn vốn từ ngân sách nhà nước. Chúng thực hiện các hoạt động như ban hành nhiều hình thức phát hành trái phiếu, cổ phần hóa ngân hàng nhằm mục đích nâng cao nguồn vốn ban đầu, nâng cao tính hội nhập kinh tế và thu hút nguồn vốn.
Ngân hàng quốc doanh bao gồm các ngân hàng sau đây:
Ngân hàng chính sách là hệ thống ngân hàng thuộc phân loại tổ chức tín dụng của chính phủ Việt Nam. Ngân hàng này còn được biết với tên gọi là ngân hàng chính sách xã hội, hoạt động không vì mục đích lợi nhuận. Thậm chí, các ngân hàng còn được chính phủ đảm bảo khả năng thanh toán, tỷ lệ dự trữ bắt buộc của ngân hàng. Đồng thời, ngân hàng chính sách cũng được miễn tham gia bảo hiểm tiền gửi, miễn thuế và các khoản phải nộp ngân sách nhà nước khác.
Các ngân hàng chính sách có tên gồm:
Còn đây là loại ngân hàng nhà nước thứ ba được thành lập dưới sự góp vốn của hai hay nhiều cá nhân hoặc công ty theo cổ phần nào đó. Trong đó, nguồn vốn nhà nước chiếm tỷ lệ lớn nhất, sở hữu đến hơn 50% cổ phần của ngân hàng.
Các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam hiện nay bao gồm:
Ngân hàng phát triển Việt Nam VDB chính thức được thành lập từ ngày 19/05/2006 theo quyết định số 108/2006/QĐ-TTG do thủ tướng chính phủ ban hành. Sự hình thành này dựa trên cơ sở tổ chức lại hệ thống quỹ hỗ trợ phát triển. Từ đó, ngân hàng sẽ thực hiện những vấn đề về chính sách tín dụng đầu tư và tín dụng xuất khẩu của nhà nước.
Cụ thể, chức năng chính của ngân hàng VDB là huy động, tiếp nhận và quản lý một số nguồn vốn trong và ngoài nước. Mục đích cuối cùng như đã nói ở trên là thực hiện những vấn đề về chính sách tín dụng đầu tư và tín dụng xuất khẩu của nhà nước. Kể từ khi thành lập năm 2006 đến năm 2016, ngân hàng này đã huy động hơn 490 nghìn tỷ đồng và 470 triệu USD. Với tốc độ tăng trưởng tổng dư nợ bình quân trên 12%/ 1 năm, VDB đã mang lại hiệu quả cao cho nhu cầu phát triển nền kinh tế đất nước.
Ngoài ra, VDB cũng thực hiện tốt một số nhiệm vụ được chính phủ giao phó như: Quản lý cấp phát, thanh toán các dự án thành phần thuộc dự án nhà thủy điện tại Sơn La, hỗ trợ cho vay tiền nhanh và đầu tư xây dựng hệ thống đường cao tốc ô tô Hà Nội - Hải Phòng, đồng thời bảo lãnh cho doanh nghiệp vay vốn của ngân hàng thương mại cổ phần.
Những thông tin cơ bản về ngân hàng phát triển Việt Nam VDB:
Ngân hàng VDB đã và đang thực hiện những nhiệm vụ mang tính chất chính trị, là công cụ hỗ trợ đắc lực cho chính phủ Việt Nam. Ngân hàng giúp chính phủ thực hiện những giải pháp nhằm tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, góp phần chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế ổn định và an toàn hơn. Vì thế, trong gần 50 ngân hàng tại Việt Nam nói chung và 9 ngân hàng của nhà nước nói riêng, VDB được xem là một trong những ngân hàng đáng tin cậy hàng đầu cả nước.
Việc không nắm được thời gian giao dịch khi có nhu cầu là nguyên nhân dẫn đến việc chậm trễ. Vì thế, bạn hãy tham khảo ngay những khung giờ làm việc của VDB để có được những giao dịch nhanh chóng và thành công tại đây nhé!
Khung giờ làm việc của ngân hàng phát triển Việt Nam là khung giờ hành chính. Khung giờ này được áp dụng tại các phòng giao dịch và chi nhánh trên toàn quốc. Cụ thể:
Mặc dù vậy, bạn cũng nên cân nhắc đi sớm hơn giờ kết thúc quy định khoảng 15 - 30 phút để tránh bị bỏ lỡ. Bởi, tại các phòng giao dịch của ngân hàng này, nhân viên sẽ không nhận giao dịch trước giờ nghỉ khoảng 15 - 30 phút.
Đồng thời, khi tiến hành đi giao dịch dù là bất cứ giao dịch nào, bạn cũng đừng quên mang theo CMND cũng như các giấy tờ tùy thân cần thiết khác nhé!
Ngoài ra, vào các ngày nghỉ trong tuần hoặc ngày lễ, tết nếu bạn có nhu cầu cần được xử lý ngay. Thì, bạn có thể liên hệ với trung tâm chăm sóc khách hàng qua số điện thoại tổng đài của VDB là 024 3736 5659. Nhân viên trực tại đây sẽ giúp bạn hỗ trợ tư vấn và giải đáp các thắc mắc chi tiết về mọi vấn đề như: Tra cứu thông tin số dư, lãi suất gửi tiết kiệm, thông tin chủ tài khoản,...
Qua bài viết trên, chắc hẳn bạn đã biết câu trả lời ngân hàng VDB là ngân hàng nào. Việc biết được chính xác hình thức hoạt động của ngân hàng sẽ giúp bạn yên tâm khi sử dụng dịch vụ tại đó hơn và đảm bảo an toàn hơn cho quyền lợi của chính mình. Hy vọng rằng, những thông tin trên đã giúp bạn có thêm nhiều kiến thức hữu ích về một hệ thống ngân hàng đa dạng tại Việt Nam nhé!