Thanh toán tối thiểu thẻ tín dụng là biện pháp giúp cho người sử dụng thẻ có thể linh động hơn khi đến kỳ thanh toán cho ngân hàng hoặc các tổ chức tín dụng, nhằm tránh được các trường hợp bị phạt do chậm thanh toán, thậm chí là bị xếp vào nhóm khách hàng có lịch sử nợ xấu.
Vậy cụ thể thanh toán tối thiểu thẻ tín dụng là gì? Có nên thanh toán tối thiểu thẻ tín dụng không? Đừng bỏ qua những kiến thức cực kỳ hữu ích mà chúng tôi chia sẻ trong bài viết dưới đây.
Theo quy định chung từ phía các ngân hàng thì khách hàng sử dụng thẻ tín dụng sẽ có 45 ngày miễn lãi, đây là thời hạn tối đa mà khách hàng không phải tính lãi trên số tiền họ đã chi tiêu. Tuy nhiên, đến ngày cuối cùng miễn lãi, khách hàng phải trả thanh toán lại cho ngân hàng.
Nếu đến ngày cuối cùng miễn lãi này, khách hàng không có khả năng chi trả toàn bộ số tiền mình đã chi tiêu trong kỳ sao kê vừa qua thì khách hàng cần chi trả khoản thanh toán tối thiếu. Tức là số tiền tối thiểu mà khách hàng cần phải trả cho phía ngân hàng để tránh bị phạt quá hạn hoặc bị liệt kê vào nhóm nợ xấu. Tùy từng ngân hàng, số tiền thanh toán tối thiểu thẻ tín dụng mà khách hàng từ 2%-5% tổng dư nợ trong kỳ.
Thanh toán tối thiểu thẻ tín dụng có các ưu điểm và nhược điểm như sau:
Khi sử dụng biện pháp thanh toán tối thiểu thẻ tín dụng, khách hàng sẽ giảm thiểu được một số vấn đề phát sinh khi đến kỳ thanh toán như:
Theo thông thường, đến kỳ hạn thanh toán mà khách hàng không trả nợ số tiền đã mua sắm, chi tiêu sẽ bị tính phí phạt trả chậm, dao động trong khoảng 5% tổng chi tiêu trong tháng. Tuy nhiên, nếu thanh toán tối thiểu thẻ tín dụng, khách hàng sẽ không bị tính phí phạt này.
Trong trường hợp, khách hàng không thanh toán toàn bộ số tiền mà họ đã sử dụng trong thẻ tín dụng hoặc số tiền tối thiểu thì rất có thể họ sẽ bị tính vào nhóm nợ xấu. Nếu khách hàng bị xếp vào nhóm nợ xấu, sau này họ sẽ rất khó vay lại các khoản vay ở bất kỳ ngân hàng hoặc tổ chức tín dụng nào.
Thanh toán tối thiểu thẻ tín dụng mặc dù có ưu điểm là giúp khách hàng giải quyết được vấn đề không bị phạt trước mắt, thế nhưng khách hàng vẫn sẽ gặp phải một số rắc rối nếu như họ không thanh toán đủ số tiền đã dùng. Cụ thể là:
Mặc dù khách hàng không bị tính phí phạt nhưng họ vẫn sẽ bị áp mức lãi suất sau thời gian gian miễn lãi là 45 ngày. Cần lưu ý là mức lãi suất này khá cao, dao động khoảng 20% - 30%/năm.
Nếu khách hàng không thanh toán hết số tiền mà họ đã chi tiêu, thì các khoản chi tiêu tiếp theo họ sẽ không được hưởng 45 ngày miễn lãi nữa. Lúc này, khách hàng vẫn bị tính mức lãi suất như bình thường cho đến khi họ thanh toán hết số tiền đã sử dụng.
Chắc chắn là có. Nếu quá hạn mà khách hàng không thanh toán tối thiểu thẻ tín dụng sẽ bị tính phí trả chậm và lãi suất quá hạn, còn bị phạt ở mức nào thì tùy thuộc vào quy định của mỗi ngân hàng. Lưu ý là khoản thanh toán tối thiếu thẻ tín dụng này sẽ giúp khách hàng không bị xếp vào nhóm nợ xấu nhưng số dư nợ còn lại sẽ bắt đầu bị tính lãi. Do đó, lời khuyên dành cho bạn là nên thanh toán toàn bộ sớm nhất có thể.
Ngoài ra, nếu khách hàng thanh toán chậm quá nhiều lần sẽ bị xếp vào nhóm bị nghi ngờ về khả năng thanh toán. Lúc này khách hàng sẽ rất khó vay tiền trong tương lai bởi lịch sử nợ xấu của họ đã nằm ở trên hệ thống liên kết các ngân hàng và ngân hàng sẽ rất e dè và ngại giao dịch khi cho các đối tượng này vay tiền.
Nếu bạn đã hiểu rõ thanh toán tối thiểu thẻ dụng bạn sẽ tránh được những trường hợp đáng tiếc, sai lầm khi sử dụng loại thẻ này. Sau đây là những điều bạn cần lưu ý:
Thông thường, sau khi mở thẻ và kích hoạt thẻ tín dụng, ngân hàng sẽ cấp cho một khoản tiền gấp 2-3 lương hàng tháng của bạn. Nếu bạn không có khoản thu nhập khác ngoài lương hoặc một khoản tích lũy ổn định thì bạn cần hạn chế chi tiêu khoảng 30% hạn mức thẻ. Điều này sẽ giúp bạn tránh được tình trạng không thể thanh toán toàn bộ dư nợ cuối kỳ, dẫn đến một số chi phí như lãi suất, phí trả phạt trả chậm…
Các ngân hàng thường cho phép chủ thẻ tín dụng lựa chọn 2 hình thức là thanh toán toàn bộ dư nợ hoặc thanh toán một phần dư nợ, tối thiểu khoảng 5%-10% tổng dư nợ, phần còn lại sẽ tính lãi suất. Tuy nhiên, chúng tôi khuyên bạn nên cố gắng thanh toán toàn bộ dư nợ thẻ tín dụng cuối kỳ để tiết kiệm được tối đa chi phí sử dụng thẻ, cũng như tránh để dư nợ thẻ dồn lại lớn, mất khả năng thanh toán.
Khi bạn thanh toán dư nợ thẻ tín dụng muộn, bạn có thể sẽ phải chịu phí trả chậm dư nợ thẻ tín dụng. Hiện nay, nhiều ngân hàng đang để mức phí phạt chậm thanh toán thẻ tín dụng khoảng 3% trên số tiền thanh toán tối thiểu. Đây là sai lầm bạn không nên mắc phải khi sử dụng thẻ tín dụng nhé. Để tránh bị thanh toán muộn, bạn có thể đặt lịch hẹn để nhắc nhở mỗi khi đến hạn cần thanh toán.
Để tránh “đêm dài lắm mộng”, tốt nhất là bạn không nên cho người khác mượn thẻ tín dụng của mình để tránh những rủi ro đáng tiếc, dẫn đến tình trạng bạn không còn khả năng kiểm soát những giao dịch chi tiêu trên thẻ tín dụng nữa. Trong khi người chịu trách nhiệm thanh toán dư nợ thẻ tín dụng phát sinh lại chính là bạn chứ không phải ai khác.
Bỏ qua không đọc sao kê thẻ tín dụng hàng kỳ là một sai lầm lớn đối với các chủ thẻ. Bởi vì trên sao kê sẽ ghi rõ những thay đổi quan trọng trong các điều khoản, mức phí, số dư thanh toán tối thiểu thẻ tín dụng… Nếu không nắm được các thông tin này, bạn sẽ gặp phải nguy cơ bị trả chậm, bị phạt cũng như phải chịu mức lãi suất “trên trời”.
Thẻ tín dụng bị thu hồi chính là hệ lụy cho những chi tiêu quá tay của bạn, cho những lần bạn thanh toán trễ hạn quá nhiều, thậm chí là cả trường hợp mất khả năng thanh toán. Không phải tháng nào, bạn cũng có thể thanh toán tối thiểu dư nợ thẻ tín dụng. Khi bạn lựa chọn hình thức này cũng là khi bạn phải chịu thêm chi phí lãi phát sinh dẫn đến khoản nợ lớn lên từng ngày.
Trên đây là những thông tin chi tiết nhất về thanh toán tối thiểu thẻ tín dụng, cũng như giải đáp rõ các tình huống xảy ra khi sử dụng thẻ và những lời khuyên vàng giúp bạn tránh được rủi ro, sai lầm trong quá trình thanh toán thẻ tín dụng. Hy vọng, bạn nắm rõ được những kiến thức bổ ích cho quá trình sử dụng thẻ của mình.