Hiểu đúng số dư khả dụng là gì sẽ giúp người dùng tài khoản ngân hàng có cách quản lý tài chính tốt nhất. Đây là số dư có thể sử dụng được trong bất kỳ một tài khoản thanh toán nào bạn đang có.
Đa số người dùng thẻ ATM hoặc các loại tài khoản thanh toán của các ngân hàng nội địa Việt đều từng nghe qua số dư khả dụng. Vậy số dư khả dụng là gì? Nó có ý nghĩa gì trong giao dịch với ngân hàng và cách tính ra sao? Chi tiết vấn đề này, Tiendayvi.com sẽ giải đáp cho các bạn qua những thông tin cụ thể dưới đây.
Tài khoản ngân hàng, đặc biệt là tài khoản thanh toán không kỳ hạn sẽ có hai loại số dư cơ bản. Đó là số dư khả dụng và số dư thực tế. Rất nhiều người thường không phân định được hai loại số dư này và mặc định chúng là một. Tuy nhiên về bản chất cũng như ý nghĩa, kể cả tính khả dụng của hai số dư này đều khác nhau.
Bạn có biết số dư khả dụng là gì không? Đó là số tiền “khả dụng”- có khả năng sử dụng. Số tiền này bạn có thể rút triệt để thông qua thẻ ATM. Hoặc khi mua sắm trực tuyến, bạn có thể thanh toán với số dư khả dụng mà mình đang có. Số dư này sẽ nhỏ hơn số dư thực tế mà bạn đang có trong tài khoản.
Nhiều người nhầm tưởng ở khoản này. Ví dụ thẻ tài khoản của bạn đang có 1 triệu đồng. Nhưng khi ra ATM rút tiền, bạn không thể rút được hết 1 triệu. Hoặc khi mua hàng có hóa đơn 1 triệu bạn cũng không thể thanh toán được. Bạn cũng không thể chuyển 1 triệu đồng đó cho người khác. Khi thực hiện giao dịch, ngân hàng sẽ báo lỗi: Số dư của tài khoản không đủ.
Thực tế đã có rất nhiều cuộc gọi đến tổng đài ngân hàng để thắc mắc vấn đề này. Thực tế. Đó là số dư thực của bạn. Ngân hàng sẽ giữ lại một khoản phí cố định cho thẻ nên bạn chỉ có thể sử dụng trong hạn mức tối đa ngân hàng cho phép.
Câu trả lời là không. Tùy thuộc vào mức độ số tiền phong tỏa mà ngân hàng giữ lại trong thẻ. Mức phong tỏa phổ biến là 50.000đ. Có những ngân hàng phong tỏa 100.000đ. Cũng có những ngân hàng không phong tỏa và số dư khả dụng cũng bằng số dư thực của khách hàng.
Ngoài ra, mỗi ngân hàng còn có quy định về số dư tối thiểu cần được duy trì song song với số tiền phong tỏa. Đặc biệt với những chương trình ưu đãi hay các sự kiện khuyến mãi. Ví dụ như bạn được miễn phí chuyển khoản internet banking trong vòng 1 năm. Điều kiện số dư của bạn sẽ đảm bảo tối thiểu 2 triệu. Khi ký hợp đồng thỏa thuận, ngân hàng ngoài số tiền phong tỏa còn phong tỏa thêm 2 triệu của bạn để đảm bảo điều kiện khuyến mãi.
Vì vậy, nếu muốn sử dụng tối đa số tiền trong thẻ, bạn nên tìm hiểu chính sách của từng ngân hàng để chọn ngân hàng có mức phong tỏa thấp nhất.
Thắc mắc chung của nhiều người là làm thế nào để biết được số dư khả dụng của mình? Thực ra tính số dư khả dụng vô cùng đơn giản:
Ví dụ: Tài khoản của bạn đang có số tiền tổng là 1 triệu. Số tiền phong tỏa ngân hàng yêu cầu là 50.000đ. Số dư tối thiểu phải có trong thẻ là 20.000đ. Nhân hàng không quy định hạn mức thấu chi. Như vậy số dư khả dụng của bạn sẽ là 930.000đ. Bạn được quyền chuyển tiền, rút tiền và thanh toán hóa đơn với 930.000đ này.
Nắm được cách tính số dư khả dụng, bạn sẽ biết chính xác được mình còn bao nhiêu tiền có thể sử dụng được. Từ đó cũng sẽ chủ động hơn khi mua sắm, thanh toán hay thực hiện các giao dịch chuyển tiền của mình sao cho không vượt quá số dư khả dụng.
Làm sao để biết trong tài khoản của mình còn bao nhiêu tiền và số dư khả dụng là bao nhiêu? Rất đơn giản để kiểm soát được tài chính khi bạn thực hiện 1 trong 3 cách dưới đây:
Chỉ cần ra trạm ATM, cho thẻ vào và chọn kiểm tra số dư là bạn đã biết được số dư khả dụng được thể hiện trên màn hình. Bạn cũng có thể chọn in hóa đơn để xem chi tiết hơn.
Có thể nói, sử dụng internet banking chính là phương pháp kiểm tra số dư nhanh chóng và tiện lợi nhất hiện nay. Ngân hàng online không chỉ giúp bạn kiểm tra được số dư khả dụng. Nó còn giúp bạn kiểm tra được chính xác các giao dịch của mình với lịch sử được lưu trữ vĩnh viễn.
Ngoài ra, ứng dụng ngân hàng điện tử còn có rất nhiều tiện ích mà bạn có thể thực hiện rất nhiều giao dịch chỉ với điện thoại. Bạn không cần ra ngân hàng để chuyển tiền rất mất thời gian. Bạn có thể mua sắm và thanh toán online thỏa thích. Bạn có thể ngồi nhà và đóng tiền điện, tiền nước, tiền di động trả sau hay cước internet của tất cả các nhà mạng. Nhìn chung, internet banking đang dần trở thành ngân hàng của mọi người, ngân hàng của mọi nhà. Do đó nếu chưa đăng ký dịch vụ thì hãy nhanh chóng đến ngân hàng để triển khai nhé.
Một cách khác chính là đến quầy giao dịch để tiến hành kiểm tra số dư của mình. Khi đến ngân hàng, bạn chỉ cần đem theo Chứng minh nhân dân. Nhân viên sẽ kiểm tra số dư trực tiếp trên hệ thống và thông báo đến cho bạn. Tuy nhiên, việc này khá mất thời gian nên hầu như rất ít người sử dụng.
SMS banking là một phương thức kiểm tra tài khoản đã ra đời khá lâu. Ngày nay nó ít được sử dụng nhưng vẫn là một cách hiệu quả để bạn có thể check số dư của mình. Việc kiểm tra sẽ được thực hiện bằng cách soạn tin nhắn gửi đến tổng đài.
Tuy nhiên, mỗi ngân hàng sẽ có cú pháp nhắn tin tương ứng. Vì vậy bạn dùng dịch vụ ngân hàng nào thì phải nhắn tin đúng cú pháp quy định của ngân hàng đó. Cước phí cũng áp dụng theo từng ngân hàng. Mức phổ biến là 550đ/ tin nhắn.
Trong trường hợp cần thiết, bạn đang cần phải có đủ số dư thực mới thực hiện được giao dịch của mình. Vậy thì có thể rút nó ra được không?
Câu trả lời là KHÔNG. Trong mọi hoàn cảnh, quy tắc của ngân hàng vẫn là bất di bất dịch. Việc phong tỏa số tiền tối thiểu trong thẻ là quy định chung và nằm trong chính sách, bảng biểu, biểu phí ngân hàng. Việc này được áp dụng tự động trên hệ thống. Bạn chỉ được giao dịch với số dư khả dụng cho phép. Vì vậy, hãy nạp tiền mặt vào tài khoản để tiến hành thanh toán theo nhu cầu của bạn nếu số dư trong thẻ không đủ nhé.
Khách hàng chỉ được phép rút hết số dư thực khi ngưng sử dụng dịch vụ của ngân hàng đó. Lúc này, bạn hãy đến trực tiếp quầy giao dịch yêu cầu hủy thẻ và rút hết số tiền trong thẻ ra. Trừ các mức phí phải đóng cho ngân hàng, bạn sẽ được nhận về đầy đủ.
Như vậy, chúng tôi đã cùng bạn tìm hiểu số dư khả dụng là gì. Nắm được số dư khả dụng, bạn sẽ có cách ứng phó phù hợp với các chi tiêu của mình. Lưu ý trong quá trình sử dụng thẻ hay internet banking, mọi thông tin cần phải được bảo mật tuyệt đối.