CIF là một thuật ngữ chuyên biệt, được sử dụng trong các giao dịch ngân hàng là chủ yếu. Để biết số CIF là gì và cách thức hoạt động của số CIF, hãy theo dõi bài viết của Team Tiền Đầy Ví sau đây.
Nhiều người sử dụng rất nhiều tài khoản của các ngân hàng khác nhau, nhưng chưa từng để ý số CIF là gì. CIF được dùng nhiều trong các ngân hàng và công ty tài chính. Số CIF được áp dụng rộng rãi cho mọi khách hàng. Để biết được ý nghĩa của số CIF cũng như vai trò của nó với tài khoản khách hàng, Tiendayvi sẽ có bài viết chia sẻ chi tiết cùng các bạn.
CIF có tên gọi đầy đủ là Customer Information File. Nghĩa tiếng Việt của nó là: Tệp thông tin của khách hàng.
CIF được mã hóa bằng 1 mã số định danh cụ thể. Từng ngân hàng sẽ có cách định danh khách hàng khác nhau và không khách hàng nào trùng với khách hàng nào. Số CIF dùng để mã hõa từng khách hàng khác nhau, tránh nhầm lẫn. Nó chứa đựng hàng loạt thông tin chi tiết nhất về một khách hàng cụ thể:
Hiện tại, theo thống kê các ngân hàng nội địa Việt, thì số CIF có từ 8 đến 11 số. Đặc biệt, bạn có thể mở nhiều tài khoản hoặc nhiều loại thẻ trong cùng 1 ngân hàng. Nhưng chỉ có 1 số CIF cho mỗi người.
Định nghĩa thêm về số CIF là gì, đó chính là mã số ngân hàng gán cho từng khách hàng. Thông qua đó, ngân hàng có thể giải mã được thông tin cá nhân hoặc tình hình tài chính của bất kỳ khách hàng nào. Hầu hết đều tra cứu được từ số CIF những thông tin của khách hàng ứng với tài khoản tương ứng. Với số CIF, ngân hàng sẽ dễ dàng quản lý được khách hàng cũng như các thông tin khách hàng khi cần thiết.
Cả 3 mã số trên đều là "tài sản" quan trọng cho bất cứ ai khi chọn giao dịch bằng ngân hàng . Trong đó:
Vậy, số CIF ở đâu? Nó nằm ngay trên số thẻ của khách hàng. Hiện tại thì tùy vào từng ngân hàng sẽ có số thẻ khác nhau. Có hai loại thẻ 16 số và 19 số. Với loại thẻ nào, thì số CIF cũng nằm trên 1 vị trí cố định. Với cấu trúc 16 hay 19 số này thì:
Như vậy, bạn chỉ cần lấy bất kỳ thẻ ATM nào của mình. Nhìn vào dãy số thẻ được in trên ATM là có thể tự phân tích và nhận định được chính xác số thẻ của mình. Bạn sẽ thêm cẩn trọng sử dụng thẻ.
Trong trường hợp mất thẻ hoặc không giữ thẻ bên mình, làm thế nào để tra cứu được số CIF? Rất đơn giản, bạn chỉ cần vào ứng dụng ngân hàng online hoặc liên hệ đến tổng đài sẽ được hỗ trợ chi tiết.
Số CIF là số định danh đặc biệt của khách hàng. Với mã số này, ngân hàng dễ dàng định danh bạn là ai, bạn đến từ đâu, bạn đang sử dụng dịch vụ của ngân hàng thế nào.
Với ngân hàng mà nói, quản lý tốt khách hàng chính là quản lý dữ liệu số CIF thật an toàn, bảo mật.
Mọi hành động của khách hàng như giao dịch, số dư, vay, lãi, tiết kiệm, cập nhật thông tin đều được lưu lại và thống kê khi truy cập vào hệ dữ liệu số CIF. Nói cách khác, bất kỳ giao dịch nào của bạn với ngân hàng đều được số CIF ghi lại. Việc ghi lại dữ liệu giao dịch của khách hàng hỗ trợ ngân hàng rất nhiều trong nhiều trường hợp cần truy xuất thông tin khách hàng hay thông tin giao dịch.
Trong nhiều trường hợp, ngân hàng cần phải cung cấp thông tin khách hàng cho cơ quan chức năng. Khi đó, thông qua số CIF, sẽ biết được thông tin cá nhân cụ thể của khách hàng. Ngân hàng thì luôn buộc phải quản lý tốt số CIF để tránh tình trạng tiết lộ các thông tin cá nhân của khách hàng cho một bên thứ 3 nào đó.
Ngoài ra, ngân hàng cũng có thể sử dụng số CIF để gửi đến khách hàng những chương trình khuyến mãi, hiển thị thông tin các sản phẩm tín dụng hay dịch vụ đến khách hàng. Mục đích để ngân hàng tăng cường bán hàng và cung cấp đến khách hàng những sản phẩm mới nhất.
Đến đây thì bạn đã biết được số CIF là gì. Vậy trong quá trình sử dụng dịch vụ tại ngân hàng, bạn cần phải quản lý tốt số CIF của mình như thế nào?
Để bảo vệ tốt nhất cho mình, bạn cần phải đảm bảo nhiều vấn đề trong sử dụng thẻ. Số CIF vẫn chưa đủ để bị đánh cắp tài khoản dễ dàng. Nhưng nó chứa đựng những thông cá nhân tuyệt mật của bạn. Những thông tin này có thể bị đánh cắp để làm giả thẻ tín dụng, hoặc làm mồi cho các chiêu trò lừa đảo qua mạng, qua điện thoại. Vì vậy, mọi vấn đề liên quan đến thẻ, tài khoản, số CIF đều cần được chú trọng khi giao dịch ngân hàng.
Không những ngân hàng, số CIF cũng được các công ty tài chính hay tập đoàn bảo hiểm sử dụng. Tuy nhiên phổ biến và được quan tâm nhất chính là ngân hàng.
Với những thông tin trên đây, bạn phần nào cũng đã hình dung được số CIF là gì? Cách thức hoạt động ra sao. Hy vọng các bạn có cái tìn tổng quan và đầy đủ về các vấn đề liên quan khi giao dịch cùng ngân hàng.