Bài viết bởi Tùng Nguyễn, đăng ngày 16-10-2020. Cập nhập ngày 14-10-2020.
Khi đi vay tiền ngân hàng, bạn thường nghe đến khái niệm rủi ro tín dụng. Bạn đã hiểu rủi ro tín dụng là gì chưa? Các ngân hàng và công ty tài chính bị ảnh hưởng thế nào khi gặp rủi ro tín dụng?
Rủi ro tín dụng là gì và vì sao nói rằng rủi ro tín dụng lại ảnh hưởng rất lớn không chỉ với các ngân hàng hay tổ chức tài chính mà còn với nền kinh tế xã hội? Trong bài viết dưới đây, Tiendayvi.com sẽ giải đáp những vấn đề xoay quanh rủi ro tín dụng.
Định nghĩa rủi ro tín dụng là gì
Khái niệm rủi ro tín dụng ra đời cùng thời điểm với quá trình thành lập của các ngân hàng thương mại. Thực tế đã có rất nhiều chuyên gia tài chính định nghĩa khái niệm này. Mỗi người đều có một định nghĩa không giống nhau, sử dụng các thuật ngữ tài chính khác nhau. Tuy nhiên về cơ bản, rủi ro tín dụng là gì có thể hiểu đơn giản theo nghĩa sau:
Rủi ro tín dụng xảy ra trong quá trình cấp tín dụng từ các ngân hàng hay tổ chức tài chính cho khách hàng của mình,
Rủi ro xảy ra khi khách hàng không trả nợ hoặc trả chậm so với cam kết trong hợp đồng,
Rủi ro làm ngân hàng, tổ chức tín dụng bị tổn thất tài chính. Đồng thời làm giảm mạnh thu nhập ròng của ngân hàng. Giá trị thị trường của đồng vốn cũng bị ảnh hưởng mạnh mẽ.
Như vậy, rủi ro tín dụng luôn gắn liền với hoạt động tín dụng của ngân hàng, tổ chức tài chính. Về cơ bản, bất cứ tổ chức tín dụng nào khi hoạt động cũng đều có nguy cơ gặp phải rủi ro tín dụng.
Rủi ro tín dụng được phân loại như thế nào?
Có nhiều cách để phân loại rủi ro tín dụng. Phổ biến nhất là phân loại dựa vào nguyên nhân và phân loại dựa vào khả năng trả nợ của khách hàng.
Phân loại dựa vào nguyên nhân rủi ro
Với nguyên nhân phát sinh rủi ro tín dụng, thì có rất nhiều trường hợp xảy ra:
Rủi ro giao dịch: Đây là nguyên nhân phát sinh trong quá trình thẩm định hồ sơ cho vay từ phía ngân hàng. Kết quả thẩm định không tốt nên xét duyệt không chuẩn. Dẫn đến việc cho vay với những khách hàng không đủ điều kiện
Rủi ro danh mục: Quản lý danh mục cho vay không tốt. Ví dụ khách hàng chỉ đủ điều kiện vay khoản A nhưng ngân hàng lại xét duyệt cho vay khoản B với hạn mức cao hơn. Từ đó dẫn đến khách hàng không đủ khả năng chi trả.
Rủi ro nội tại: Chủ thể đi vay sử dụng đồng vốn vay không hiệu quả, dẫn đến không đủ khả năng thanh toán nợ và ngân hàng vướng vào rủi ro tín dụng.
Rủi ro tập trung: Khi ngân hàng cho một khách hàng vay quá nhiều. Hoặc cho vay quá nhiều doanh nghiệp hoạt động trong 1 lĩnh vực, ngành, trong cùng 1 khu vực. Từ đó rủi ro cao.
Rủi ro tác nghiệp: Phát sinh rủi ro tín dụng do cán bộ ngân hàng trực tiếp gây ra.
Phân loại dựa vào khả năng thu hồi nợ từ khách hàng
Với cách phân loại này, thì rủi ro tín dụng được chia làm 3 loại:
Khách hàng không trả nợ đúng hạn. Khi xác lập quan hệ tín dụng, khách hàng và ngân hàng sẽ có hợp đồng cho vay rõ ràng. Trong đó có quy định rõ về thời hạn trả nợ. Tuy nhiên đến thời điểm mà khách hàng vẫn không thể thanh toán nợ. Ngân hàng không thể thu hồi vốn đúng hạn như kỳ vọng.
Khách hàng mất khả năng chi trả: Với trường hợp này, cá nhân, doanh nghiệp đi vay hoàn toàn mất khả năng chi trả. Ngân hàng buộc phải thanh lý tài sản đi vay của khách hàng.
Rủi ro tín dụng không phát sinh từ hoạt động cho vay của ngân hàng. Nó phát sinh từ các lĩnh vực tín dụng khác của ngân hàng như tài trợ thương mại, vay thị trường liên ngân hàng, đồng tài trợ… Và kết quả cũng không thu hồi được số vốn ban đầu.
Từ đâu phát sinh rủi ro tín dụng?
Có nhiều nguyên nhân khiến rủi ro tín dụng xảy ra. Trong đó có cả nguyên nhân khách quan và nguyên nhân chủ quan.
Nguyên nhân khách quan
Về nguyên nhân khách quan dẫn đến rủi ro tín dụng, có thể thấy có 2 trường hợp chính.
Môi trường kinh tế: Khi kinh tế phát triển, thì mọi mặt của đời sống lẫn sản xuất kinh doanh đều có chiều hướng tăng trưởng. Từ đó hoạt động cho vay của ngân hàng sẽ ít rủi ro hơn. Ngược lại khi kinh tế suy thoái thì khả năng thu hồi nợ của ngân hàng sẽ nan giải hơn. Cùng với đó, khi xã hội toàn cầu hóa, thị trường có tính cạnh tranh cao thì các doanh nghiệp cũng kinh doanh khó khăn hơn. Rủi ro tín dụng rất dễ xảy ra.
Môi trường pháp lý: Luật pháp Việt Nam vẫn tồn đọng nhiều khe hở và điều này làm cho việc thu hồi nợ của ngân hàng càng phức tạp hơn. Ví dụ luật quy định ngân hàng có quyền thu hồi tài sản thế chấp của khách hàng. Tuy nhiên để làm được điều này ngân hàng buộc phải thông qua cơ quan nhà nước với nhiều quy trình. Từ đó chi phí càng đội lên, khả năng thu hồi nợ càng lâu.
Nguyên nhân chủ quan
Do khách hàng sử dụng nguồn vốn vay không đúng mục đích. Không những vậy, một số khách hàng còn không có thiện chí trả nợ. Từ đó rủi ro tín dụng xảy ra.
Do khách hàng quản lý nguồn vốn vay kém hiệu quả. Vẫn áp dụng vốn vào sản xuất kinh doanh nhưng lại không đạt được lợi nhuận kỳ vọng. Từ đó mất khả năng thanh toán cho ngân hàng.
Do ngân hàng: Về phần này, thì ngân hàng cũng đóng vai trò rất lớn trong việc dẫn đến rủi ro tín dụng. Trong đó, các vấn đề như kiểm soát nguồn vốn vay, thẩm định cho vay, theo sát tình hình sau vay đóng vai trò quan trọng.
Hậu quả khôn lường
Hậu quả của rủi ro tín dụng phía ngân hàng
Với ngân hàng, thì khi gặp phải tình trạng rủi ro tín dụng quá nhiều, sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến tình hình kinh doanh. Cụ thể:
Lợi nhuận giảm sút. Ngân hàng không đủ tiềm lực tài chính để xoay vòng vốn và hoạt động kém hiệu quả.
Có thể chậm thanh khoản nhiều vấn đề. Đôi khi dẫn đến nguy cơ phá sản. Khi một ngân hàng phá sản, thì khách hàng ở các ngân hàng khác cũng sẽ vô cùng lo lắng. Từ đó cả hệ thống ngân hàng sẽ chao đảo theo.
Uy tín ngân hàng giảm sút, khó gượng dậy sau khó khăn. Lòng tin của khách hàng bị giảm và rất khó để có thể gầy dựng lại được như ban đầu.
Hậu quả khách hàng phải chịu
Gánh nặng nợ nần, áp lực kinh tế mạnh mẽ.
Bị nợ xấu, tịch biên tài sản. Ngoài ra còn rất khó để có thể vay được những lần sau. Từ đó đã khó khăn càng thêm khó khăn. Với những doanh nghiệp, thì nếu không xoay vòng được nguồn vốn sẽ khó trụ vững.
Hậu quả đối với nền kinh tế
Rủi ro tín dụng là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến lạm phát. Có lẽ những ai làm việc trong ngành tài chính ngân hàng đều không thể quên được cuộc khủng hoảng toàn cầu năm 2008. Lạm phát xảy ra, tỷ lệ người thất nghiệp tăng lên. Kinh tế của 1 quốc gia nói riêng và toàn cầu nói chung đều bị ảnh hưởng.
Kết luận
Tiendayvi.com đã cung cấp đến các bạn những thông tin cần thiết về rủi ro tín dụng là gì. Những thông tin trên đã giúp chúng ta phần nào hiểu được những nguyên nhân và hiểm họa khôn lường mà nó gây ra. Chính vì những điều này, trước khi vay ngân hàng, cần cân nhắc thật kỹ nhu cầu của mình. Bạn cũng cần chuẩn bị một kế hoạch thật chi tiết trong việc sử dụng nguồn vốn vay. Có như vậy, thì mới đảm bảo được quyền lợi trước hết cho bản thân mình.
Mình có kinh nghiệm với chuyên ngành tài chính, cùng đó là những khoảng thời gian khó khăn và cần vay tiền nhanh để giải quyết công việc cá nhân của mình. Và đã phải tự mình tìm hiểu và so sánh các dịch vụ vay tiền khác nhau. Vậy nên mình hiểu chính xác khó khăn bạn gặp phải và có thể tư vấn đầy đủ các thông tin cần thiết giúp bạn trong vấn đề vay tiền nhanh online.
Ưu Đãi Vay Tiền 12-2024
Chúng tôi đã vay thử hơn 20 dịch vụ tài chính trên thị trường và chọn ra dịch vụ vay tiền online tốt nhất cho bạn.