Rửa tiền là một hoạt động phi pháp. Hoạt động rửa tiền được nhiều cá nhân, tổ chức lợi dụng để biến những đồng tiền phạm pháp thành hợp pháp và mang ra tiêu thụ trên thị trường.
Khái niệm rửa tiền hầu như ai cũng từng nghe đến. Tuy nhiên hiểu đúng về khái niệm này thì không phải ai cũng hiểu rõ. Chính vì vậy, trong bài viết hôm nay Tiền Đầy Ví sẽ cung cấp đến các bạn những thông tin chi tiết nhất về hoạt động rửa tiền.
Điều đầu tiên mà Tiền Đầy Ví muốn gửi đến các bạn, đó chính là rửa tiền đã có từ thời cổ đại. Cho đến khi hệ thống ngân hàng và tiền tệ phát triển, thì rửa tiền ngày càng phát triển mạnh hơn. Nghĩa là rửa tiền không phải là một khái niệm thời hiện đại.
Vậy rửa tiền là gì? Ban đầu, đó chính là hoạt động của những cá nhân, tổ chức muốn giấu diếm những tài sản trái phép để tránh bị nhà nước đánh thuế hoặc tịch thu. Hoặc trong cả 2 trường hợp.
Càng ngày, hoạt động rửa tiền càng tinh vi. Định nghĩa rửa tiền có thể được hiểu là hành vi của cá nhân hoặc tổ chức tìm cách để chuyển đổi những tài sản, tiền bạc có nguồn gốc từ phạm tội hoặc tham nhũng thành những tài sản, tiền bạc hợp pháp, “sạch”. Sau khi thực hiện hoạt động rửa tiền, cơ quan chức năng không thể nào tìm được nguồn gốc của dòng tiền đó nữa. Và khi những tài sản, tiền bạc đó lưu thông ra thị trường, nó sẽ nghiễm nhiên trở thành những loại tài sản, tiền bạc hợp pháp, có thể được sử dụng mọi lúc mọi nơi.
Thông thường, tiền sau khi được “rửa”, sẽ được sử dụng cho các mục đích:
Có thể dễ dàng định vị được những nhóm đối tượng thường xuyên có hoạt động rửa tiền:
Đây là những nhóm đối tượng thường xuyên có những dòng tiền bất hợp pháp. Để có thể minh bạch mang tiền đi sử dụng, thì các đối tượng này cần phải thực hiện hành vi rửa tiền. Khi đó, cơ quan công quyền không thể có được bằng chứng phạm tội và truy nguồn gốc của tiền, vì sau khi được “tẩy trần”, nguồn gốc dòng tiền đều hợp pháp.
Quy trình rửa tiền luôn được thực hiện tỉ mỉ, cẩn thận và sâu sát. Các đối tượng khi thực hiện rửa tiền đều luôn tìm mọi cách để đảm bảo bí mật, an toàn cho những dòng tiền bất hợp pháp này.
3 giai đoạn chính của quy trình rửa tiền diễn ra như sau:
Không chỉ những tổ chức tội phạm. Ngày nay rất nhiều doanh nghiệp cũng rửa tiền nhằm tránh thuế. Họ có thể chuyển tiền qua lại với nhau thông qua những hợp đồng ảo. Hoặc chuyển tiền đi tài khoản nước ngoài nhằm trốn thuế. Hiện nay, hoạt động rửa tiền khá phức tạp và nhà nước cũng đang nỗ lực để có các biện pháp ngăn chặn.
Để các bạn dễ hình dung, chúng tôi đưa ra đây 1 vài ví dụ cơ bản về rửa tiền
Từ những ví dụ trên, chúng ta có thể thấy được hoạt động rửa tiền rất tinh vi, đa dạng. Các đối tượng có nhiều thủ đoạn rửa tiền khác nhau. Trong đó có những phương thức thường được sử dụng là:
Mục đích chính của hành vi rửa tiền chính là trốn thuế hoặc hợp pháp hóa tiền bạc phi pháp. Vì vậy, nó để lại rất nhiều hệ lụy cho nền kinh tế:
Khi hoạt động rửa tiền còn tồn tại, nghĩa là nền kinh tế còn nhiều bất cập. Không chỉ tạo nên cán cân không hợp lý giữa những đơn vị làm ăn chân chính và những kẻ hoạt động bất hợp pháp, rửa tiền còn khoét sâu thêm khoảng cách giàu nghèo trong và mang đến nhiều gánh nặng cho an sinh xã hội.
Nhà nước Việt Nam có luật phòng chống rửa tiền. Tuy nhiên có thể thấy hoạt động rửa tiền ngày càng tinh vi, rất khó để kiểm soát. Vì vậy, tự bản thân mỗi người phải cùng đồng lòng hiệp lực cùng nhà nước để điều tra và phanh phui các đối tượng này. Khi phát hiện có bất kỳ dấu hiệu rửa tiền nào, nên báo ngay cho cơ quan chức năng. Càng để lâu, tiền càng luân chuyển thi sẽ rất khó để truy ra được nguồn gốc ban đầu.