Bạn đang bị nợ xấu của ngân hàng do không có khả năng chi trả? Bạn muốn vay lại nhưng không biết phải bắt đầu từ đâu? Nợ xấu ngân hàng và cách xử lý như nào là hiệu quả nhất?
Nợ xấu là khoản nợ được hiểu nôm na mà các cá nhân hoặc tổ chức công ty nào đó đã nợ quá hạn mà không thanh toán đủ cả gốc lẫn lãi theo quy định của ngân hàng, công ty tài chính, tín dụng. Vậy, nợ xấu có sao không, sẽ bị ngân hàng xử lý như thế nào? Nợ xấu ngân hàng và cách xử lý hiệu quả như thế nào? Mời bạn cùng theo dõi bài viết sau đây của Tiền Đầy Ví để tìm ra lời giải đáp nhé!
Nợ xấu ngân hàng không chỉ khiến bạn bị mất uy tín trong các tổ chức tín dụng mà còn gây nhiều phiền toái sau này nếu có nhu cầu vay tiền online trở lại. Chưa kể, cuộc sống của bạn sẽ không được bình yên vì luôn có những cuộc gọi thúc ép nộp tiền. Vì thế, bạn tốt nhất đừng để mình rơi vào tình trạng nợ xấu. Vậy, nợ xấu ngân hàng và cách xử lý nào là tốt và hiệu quả nhất?
Rất nhiều người cho rằng, khả năng trả nợ đã không có, lại đang bị những cuộc gọi là phiền thì vì sao phải liên hệ cho ngân hàng. Nhưng, thực tế, lời khuyên đầu tiên dành cho bạn là phải liên hệ với ngân hàng ngay để không bị rơi vào nhóm nợ xấu.
Khi liên hệ, nhân viên ngân hàng sẽ hỗ trợ bạn cụ thể và rõ ràng hơn. Theo đó, họ sẽ giúp bạn gia hạn thời gian trả nợ dựa trên tình hình tài chính hiện tại nếu bạn có lý do chính đáng. Chưa kể, việc này còn giúp bạn giữ hồ sơ vay lại ngân hàng mà không rơi vào nhóm nguy hiểm khiến ngân hàng phải gửi hồ sơ lên tòa.
Đặc biệt, nếu bạn có tài sản thế chấp, khi bị kiện ra tòa có khi còn bị quyết định thu hồi tài sản hoặc bị ngân hàng đem đi bán đấu giá, phát mãi với giá rất thấp. Và, số tiền thu về sẽ nhằm mục đích dùng để thanh toán khoản nợ gốc, lãi và phí phạt của bạn.
Một khi bạn thấy mình có nguy cơ không thể trả nợ hoặc đã quá hạn trong 90 ngày trở lại, thì hãy tìm cách huy động nguồn vốn để thanh toán nợ ngay, hạn chế đến mức thấp nhất khả năng rơi vào nợ xấu. Có 2 nguồn vốn bạn có thể huy động tốt nhất là nhờ sự giúp đỡ của người thân và từ các vật dụng có giá trị. 2 nguồn vốn này có thể tạm thời giúp bạn trả một phần hoặc hoàn toàn nợ xấu, nợ có nguy cơ rơi vào nhóm xấu đấy.
Bạn cần thực hiện huy động nguồn vốn này càng nhanh càng tốt bởi nếu thời gian kéo dài quá 90 ngày, bạn sẽ có thể phải trả thêm nhiều khoản tiền làm tăng thêm gánh nặng tài chính như: Lãi phát sinh, phí phạt vay quá hạn rất nặng,...
Theo quy định được áp dụng tại các ngân hàng và công ty tài chính hiện nay, danh sách khoản nợ xấu bao gồm 5 nhóm chính. Tất cả được sắp xếp dựa trên các tiêu chuẩn chung được hệ thống CIC đề ra. Dưới đây là những thông tin cụ thể về các nhóm nợ xấu, bạn cùng tham khảo nhé!
Nhóm nợ này được gọi là nhóm nợ tiêu chuẩn vì ngân hàng nhận định rằng mình có khả năng thu hồi lại được cả gốc và lãi đúng thời hạn đã thỏa thuận với cá nhân vay nợ. Hoặc nếu có quá hạn thì sẽ không dưới 10 ngày và lãi phạt quá hạn phải trả thêm tầm khoản 150% số nợ còn thiếu.
Nhóm nợ thứ 2 là những khoản nợ quá hạn quy định thanh toán từ 10 đến dưới 90 ngày. Khi bạn không có khả năng trả, ngân hàng sẽ tiến hành gia hạn nợ lần đầu cho bạn để bạn tìm cách xử lý.
Nhóm nợ thứ 3 này đã bắt đầu rơi vào danh sách các đối tượng nợ xấu ngân hàng, không còn đủ tiêu chuẩn cho vay lại với những quy định sau:
Những đối tượng thuộc danh sách nhóm nợ xấu thứ 4 sẽ rơi vào những đặc điểm cụ thể sau đây:
Nhóm 5 là nhóm nợ xấu cuối cùng và được đánh giá là nguy hiểm nhất với các đặc điểm sau:
Nếu bạn nằm trong danh sách những nhóm nợ xấu ngân hàng từ thứ 3 trở lên, thì bạn sẽ rất khó để làm hồ sơ vay vốn lần nữa ở bất cứ ngân hàng nào. Bởi, thông tin tín dụng của bạn trên hệ thống CIC đã được đánh dấu là xấu.
Đầu tiên, khi khoản nợ của bạn đã rơi vào nhóm nợ xấu, bộ phận làm việc riêng của ngân hàng sẽ liên hệ để nhắc nhở, gọi điện thúc giục. Thậm chí, họ cũng hỏi han để biết lý do và hỗ trợ bạn giải pháp để thanh toán nợ sớm nhất.
Trong trường hợp, bạn có ý định lẩn tránh trách nhiệm, không có khả năng tài chính và không hợp tác. Thì, ngân hàng sẽ tiến hành lên hồ sơ kiện bạn ra tòa với mục đích được xử toàn quyền sử dụng tài sản thế chấp của bạn để đem phát mãi, lấy tiền bù vào các khoản vay và phí, lãi bạn đã nợ ngân hàng.
Ngoài ra, thậm chí, ngân hàng còn có thể thực hiện giao dịch bán nợ xấu của bạn cho VAMC. Khi đó, bạn có thể hiểu rằng, công ty này chính là công cụ đặc biệt của nhà nước, giúp các ngân hàng xử lý nợ xấu nhanh, giảm thiểu rủi ro, lành mạnh hóa tài chính theo đúng quy định pháp luật hiện hành.
Bên cạnh đó, ngân hàng cũng sẽ thực hiện các công việc như sau đối với đối tượng nợ xấu:
Như vậy, bài viết trên đã giúp bạn giải đáp các thắc mắc liên quan đến vấn đề nợ xấu ngân hàng và cách xử lý tốt nhất. Hy vọng rằng, những thông tin trên giúp bạn có thêm nhiều kiến thức hay và bổ ích. Hãy cố gắng trong khả năng có thể nhất để giảm nợ xấu tối đa và giữ lịch sử nợ xấu xuống mức thấp nhất nhé. Điều này sẽ có ảnh hưởng rất lớn đến khả năng vay tín chấp của bạn trong tương lai và các vấn đề tài chính, tài sản khác nữa.