Nợ xấu là khoản vay mà người vay không trả đúng kỳ hạn đã cam kết với ngân hàng. Khoản nợ này còn được gọi là nợ quá hạn, nợ quá hạn có những mức độ khác nhau. Nợ xấu bao lâu được xóa sẽ tùy thuộc vào mức độ, khoảng thời gian trễ hạn dài hay ngắn.
Khi bạn là đối tượng được phân loại vào nhóm nợ xấu của ngân hàng thì việc vay vốn hay vay tiền nhanh sau này sẽ gặp nhiều khó khăn. Do đó, khi có lịch sử xấu tại ngân hàng, không ít người băn khoăn liệu sau này mình có được xóa nợ xấu hay không? Nợ xấu bao lâu được xóa? Bài viết hôm nay, Tiền Đầy Ví sẽ giúp bạn tìm hiểu rõ những thông tin này, cùng theo dõi ngay nhé!
Có thể bạn chưa biết, quá trình vay vốn ngân hàng hay vay tiền online của mỗi người toàn bộ đều được lưu lịch sử lại trong hệ thống Trung tâm Thông tin Tín dụng CIC. Theo đó, khi cá nhân đó có nhu cầu vay thêm vốn, nơi này sẽ cung cấp thông tin vay trước đó về cho các ngân hàng. Điều này cho phép các hệ thống ngân hàng dễ dàng quản lý tập trung, nắm được khả năng, độ uy tín của đối tượng vay. Đồng thời, dựa trên những tiêu chí đó để quyết định có thể giải ngân và hỗ trợ cho vay tiếp hay không.
Như đã nói ở trên, nợ xấu bao lâu được xóa sẽ phụ thuộc vào thời gian quá hạn và cấp độ khác nhau. Những cấp độ này được đánh giá phân loại theo nhóm bởi Trung tâm Tín dụng CIC như sau.
Đây là nhóm nợ đủ tiêu chuẩn để các ngân hàng cân nhắc có nên cho vay lại hay không. Chúng bao gồm:
Nhóm này là nhóm nợ quá hạn cần chú ý, đã có dấu vết lịch sử nợ xấu trên CIC như:
Nợ xấu quá hạn trong nhóm 2 này muốn xóa phải chờ trong vòng 1 năm mới có thể được xem xét cho vay lại. Tuy nhiên, điều kiện là người vay vẫn đang trong thời hạn trả và trả đúng gốc lẫn lãi cho ngân hàng.
Nhóm nợ quá hạn 3 đã được xem là nhóm nợ dưới tiêu chuẩn, cần được cảnh báo. Nhóm này nếu muốn xóa lịch sử nợ xấu cũng cần một khoảng thời gian dài khoảng 5 năm. Những đối tượng nào thuộc nhóm nợ xấu thứ 3?
Nhóm nợ quá hạn 4 được CIC đánh giá là các ngân hàng có nguy cơ mất vốn, không thu hồi lại được. Do đó, nợ xấu bao lâu được xóa thuộc nhóm này dù được mặc định là trong vòng 5 năm nhưng vẫn có nguy cơ không vay lại được. Những đối tượng thuộc nhóm này bao gồm:
Nhóm nợ này rơi vào trường hợp quá hạn và được cảnh báo đặc biệt có khả năng mất vốn rất cao. Đối tượng thuộc nhóm nợ quá hạn 5 cũng được CIC đánh giá cần 5 năm để xóa lịch sử nhưng rất hạn chế về khả năng cho vay lại. Đó là nhóm:
Như vậy, bạn có thể nhìn vào các nhóm nợ này và xem xét xem mình nằm trong nhóm đối tượng nợ xấu nào. Tùy vào thời gian trả chậm sẽ có những nhóm nợ xấu và thời gian được xóa khác nhau. Nếu bạn chỉ nợ quá hạn dưới 10 ngày thì khả năng được các ngân hàng xem xét, cung ứng vốn ngay nếu có nhu cầu là rất lớn. Còn với nhóm nợ 2, bạn phải chờ đến 1 năm và chờ thêm 5 năm nếu bạn thuộc vào nhóm nợ quá hạn 3, 4, 5.
Theo quy định, nợ xấu bao lâu được xóa sẽ tùy vào từng nhóm đối tượng nợ quá hạn. Thế nhưng, bạn cần tránh mắc nợ quá hạn quá lâu. Điều này sẽ khiến bạn bị mất điểm trong mắt các tổ chức tín dụng. Ngoài ra, rất có thể bạn sẽ không còn được xét duyệt vay vốn nữa mặc dù đã được xóa lịch sử xóa nợ 5 năm sau.
Đối với những ngân hàng Việt Nam chính thống, việc xem xét cho các đối tượng nợ quá hạn vay lại sẽ đỡ gắt gao, khó khăn hơn. Tuy nhiên, khi bạn rơi vào trường hợp CIC xấu ở các ngân hàng nước ngoài có chi nhánh tại Việt Nam. Thì, việc vay vốn tiếp tục trở lại là không hề đơn giản. Thậm chí, bạn sẽ không còn được phép thực hiện các khoản vay sau này với tổ chức tín dụng như vậy nữa.
Hiện tại, ở Việt Nam, một số ít ngân hàng vẫn hỗ trợ khách hàng vay vốn trả góp tiếp dù đang thuộc diện nợ xấu. Cụ thể, có thể kể ra như sau: Ngân hàng OCB, ngân hàng VIB, GPBank, NamABank,...
Đặc biệt, bạn cần lưu ý rằng, các ngân hàng, tổ chức tín dụng nước ngoài sở hữu hệ thống kiểm soát rủi ro rất chặt chẽ, nghiêm ngặt. Nếu có đối tượng có lịch sử nợ xấu, các ngân hàng này sẽ không cho phép vay lại với bất kỳ hình thức nào. Do đó, đừng dại mà trả lại không đúng hạn theo như thỏa thuận hợp đồng bạn nhé!
Bên cạnh đó, dù được giải thích lịch sử nợ xấu sẽ do Trung tâm Tín dụng CIC đánh giá. Nhưng, kết quả cuối cùng có cho khách hàng vay hay không lại phụ thuộc chủ yếu vào tổ chức tín dụng, ngân hàng. CIC cũng chỉ là một kênh cung cấp thông tin tham khảo cho họ nhằm đánh giá mức độ rủi ro. Bởi, các ngân hàng mới là nơi phải chịu đựng những rủi ro, mất mát cũng như nợ xấu chứ không phải CIC.
Theo như những thông tin vừa cung cấp trên, thì dù nợ quá hạn từ 10 ngày bạn vẫn bị rơi vào đối tượng có nợ xấu. Để không phải mắc vào những tình huống rối rắm này, bạn nên cố gắng trả nợ đúng thời hạn đã cam kết. Có như vậy, ngân hàng mới đánh giá cao uy tín của bạn và xem xét cho những khoản vay sau này khi bạn có nhu cầu. Đương nhiên, nếu không nợ quá hạn bạn sẽ chẳng phải chịu thêm khoản lãi phạt nào. Trong khi đó, khoản phạt lãi nợ quá hạn tại các ngân hàng thường rất cao, đến 150%.
Trên đây là bài viết giúp bạn hiểu thêm về nợ xấu cũng như nợ xấu bao lâu thì được xóa. Hy vọng rằng, bạn đã có được nhiều kiến thức bổ ích về lĩnh vực vay vốn tại ngân hàng. Hãy tham khảo thêm nhiều bài viết hay nữa tại Website Tiendayvi.com bạn nhé!