Khi vay tiền từ các ngân hàng, người vay sẽ chịu một mức lãi suất hàng tháng. Lãi suất thả nổi là gì? Có nên vay theo cách tính lãi suất này không?
Lãi suất thả nổi là một trong những hình thức tính lãi cho vay mà các ngân hàng hoặc công ty tài chính áp dụng cho các gói vay của mình. Đây cũng là một trong những băn khoăn của người đi vay vốn. Vậy lãi suất thả nổi là gì? Tính như thế nào và đây có phải là phương tính tính lãi có lợi nhất cho người vay hay không?
Khi đi vay tiền, lãi suất chính là điều mà tất cả người vay đều quan tâm. Mức lãi suất càng thấp thì càng có lợi cho người vay. Đặc biệt với nhiều khoản vay lớn thì số tiền lãi cũng không hề nhỏ.
Hiện nay, các ngân hàng đang áp dụng mức lãi suất thả nổi và lãi suất cố định. Lựa chọn hình thức tính lãi nào có ý nghĩa rất quan trọng trong việc tối ưu lợi ích của người vay.
Lãi suất thả nổi là gì? Đây là cách tính lãi suất được điều chỉnh theo chu kỳ vay vốn. Chu kỳ này phụ thuộc vào quy định của ngân hàng. Có thể là một tháng, 1 quý. 6 tháng hoặc 1 năm mới điều chỉnh một lần. Tùy vào từng chính sách của mỗi ngân hàng dựa trên các chỉ số tham chiếu hoặc lạm phát để điều chỉnh lãi suất thả nổi.
Hiểu nôm na, thì cách tính lãi này sẽ theo xu hướng “thả nổi”, nổi theo mức lãi suất của ngân hàng trong từng giai đoạn cụ thể. Tại thời điểm chu kỳ mới, ngân hàng đang áp dụng mức lãi nào thì người vay tiền phải chịu mức lãi như vậy.
Theo thống kê, lãi suất thả nổi sẽ có lợi hơn cho người vay tiền. Nó được tính toán cho là có lợi hơn so với mức lãi suất thả nổi. Tuy nhiên cũng còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố. Trong rất nhiều trường hợp, người đi vay phải đóng mức lãi cao hơn nhiều so với mức lãi ở chu kỳ vay đầu tiên.
Hoặc, trong các chu kỳ nào đó, thì mức đóng lãi của người vay cũng sẽ thấp hơn mức ban đầu. Nếu thấp hơn thì sẽ có lợi hơn.
Để giúp bạn hiểu rõ hơn về lãi suất thả nổi, chúng tôi lấy ra đây một ví dụ cụ thể:
Khách hàng A đi vay tiền ngân hàng Techcombank. Vay bằng hình thức thế chấp sổ đỏ với số tiền 1 tỷ đồng. Mức lãi suất áp dụng là 1%/ tháng. Thời hạn vay là 3 năm. Ngân hàng ưu đãi cố định mức lãi suất này trong 6 tháng đầu. Sau đó lãi suất sẽ tính theo mức thả nổi.
Như vậy, trong 6 tháng đầu sau khi vay, mỗi tháng khách hàng A phải đóng lãi là:
1 tỷ / 36 tháng+1 tỷ x 1% = 3.777.777 đ.
Đến tháng thứ 7, ngân hàng áp dụng mức lãi suất mới là 1.25%. Như vậy, anh A phải đóng lãi là:
1 tỷ / 36 tháng + 1 tỷ x 1.25% = 4.027.777 đồng.
Đến tháng thứ 8, lãi suất ngân hàng đang niêm yết ở mức 0.8%, lãi suất anh A phải đóng là:
1 tỷ / 36 tháng + 1 tỷ x 0.8% = 3.577.777đ.
Cứ như vậy cho đến kỳ hạn 36 tháng. Trong thời gian này, nếu anh A trả tiền gốc một khoản cố định trước hạn, thì số tiền lãi sẽ được áp dụng theo mức gốc mới.
Như vậy, có thể thấy được nếu chọn hình thức lãi suất thả nổi, thì anh A chỉ có thể chắc chắn mức lãi trong 6 tháng đầu của mình. Anh không thể biết được sau 6 tháng đó ngân hàng sẽ áp mức lãi mới nào và sẽ phụ thuộc vào mức áp lãi này để đóng tiền lãi cho ngân hàng.
Ngoài lãi suất thả nổi, thì người đi vay còn có thể chọn hình thức lãi suất cố định. Đây là cách tính lãi đồng nhất trong suốt chu kỳ đi vay tiền. Khách hàng biết rõ mức lãi suất mà mình phải đóng và áp dụng nó cho đến khi hoàn thành hợp đồng vay.
Như vậy, có gì khác nhau giữa lãi suất cố định và lãi suất thả nổi? Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu qua bảng phân tích chi tiết dưới đây:
Chỉ tiêu so sánh | Lãi suất cố định | Lãi suất thả nổi |
Bản chất, khái niệm | Cố định 1 mức tính cụ thể trong suốt chu kỳ vay tiền | Thay đổi theo định kỳ, không có mức cố định cụ thể |
Nội dung quy định trong hợp đồng | Ghi rõ trong hợp đồng mức lãi chính xác | Ghi rõ trong hợp đồng về điều chỉnh lãi thả nổi |
Chịu tác động lãi suất thị trường | Không | Có |
Cơ sở ấn định | Lãi suất thị trường tại thời điểm ký hợp đồng vay tiền | Dựa trên lãi suất tham chiếu hoặc các chỉ số lạm phát, ngân hàng sẽ đưa ra mức lãi mới |
Tính toán được số tiền lãi không? | Có | Không |
Thời gian vay | Ngắn hạn | Dài hạn |
Khi lãi suất thị trường giảm | Thiệt hại vì vẫn đóng lãi cao hơn mức hiện tại | Có lợi vì đóng lãi thấp hơn |
Khi lãi suất thị trường tăng | Có lợi vì giữ nguyên mức lãi suất | Thiệt hại vì phải đóng lãi cao hơn |
Từ kết quả so sánh trên, chúng ta có thể thấy được cả lãi suất thả nổi và lãi suất cố định đều có những ưu nhược điểm nhất định. Tuy nhiên xét trên nhiều vấn đề, thì lãi suất cố định sẽ có lợi hơn cho người vay khi có thể biết trước mức lãi để hoạch định kế hoạch tài chính cho mình, đảm bảo chuẩn bị đủ số tiền đóng lãi cho từng chu kỳ. Đặc biệt với những khoản vay lớn, mức tiền lãi có khi lên đến hàng trăm triệu đồng.
Tuy nhiên, theo đánh giá của các chuyên gia tài chính, thì nếu vận dụng linh hoạt lãi suất thả nổi, người đi vay sẽ có lợi nhất khi mà xác suất thống kê đều cho thấy tổng số tiền lãi phải đóng cho hình thức vay thả nổi sẽ thấp hơn so với lãi suất cố định. Đặc biệt với những chu kỳ vay dài hạn nhưng người đi vay có thể xoay sở trả trước hạn, thì có thể có lợi nhất khi trả nợ vay trước thời điểm ngân hàng tăng lãi suất.
Dĩ nhiên, chọn phương thức này, thì đòi hỏi bạn phải có sự nhạy bén trong phân tích thị trường và quản lý tốt rủi ro của mình. Trong trường hợp tính toán sai, lạm phát tăng nhiều dẫn đến lãi suất tăng, dĩ nhiên người đi vay cũng sẽ chịu thiệt thòi nhiều nhất.
Vì vậy, trả lời cho câu hỏi có nên dùng lãi suất thả nổi khi vay tiền ngân hàng hay không, điều này phụ thuộc vào sự tính toán cẩn thận về tài chính của mỗi người. Dĩ nhiên, nó còn phụ thuộc vào chính sách cho vay của từng ngân hàng mà người đi vay buộc phải tuân thủ.
Vay ngân hàng là phương pháp tốt nhất để giải quyết nhu cầu vốn của các cá nhân, tổ chức đang cần tiền để xoay sở các công việc của mình. Tuy nhiên, để đảm bảo tốt nhất quyền lợi của mình, bạn cần phải lưu ý các vấn đề sau;
Trên đây, Tiendayvi.com đã cùng bạn tìm hiểu lãi suất thả nổi là gì. Hy vọng những thông tin trên sẽ hữu ích với những ai đang có nhu cầu vay vốn ngân hàng. Nếu cần thêm các thông tin về tài chính, ngân hàng mới nhất, bạn có thể liên hệ đến chúng tôi để được tư vấn nhanh nhất.