Ký Quỹ Là Gì? Vì Sao Cần Ký Quỹ trong Kinh Doanh?

Bài viết bởi Tùng Nguyễn, đăng ngày 29-10-2020. Cập nhập ngày 31-10-2021.
Ký Quỹ Là Gì? Vì Sao Cần Ký Quỹ trong Kinh Doanh? 2024

Ký quỹ có vai trò đặc biệt quan trọng với các doanh nghiệp. Nó khẳng định tiềm lực của doanh nghiệp cũng như sự đảm bảo nhất cho các giao dịch đầu tư.

Với những nhà kinh doanh, thì khái niệm ký quỹ là gì không còn quá xa lạ. Tuy nhiên nếu bạn là một bạn trẻ mới dấn thân vào ngành tài chính, thì đây sẽ là một khái niệm không dễ tiêu hóa. Ký quỹ là gì, vai trò của ký quỹ cũng như vì sao phải ký quỹ, tất cả sẽ có trong bài viết mà Tiền Đầy Ví cung cấp dưới đây.

Ký quỹ là gì?

Ký quỹ có tên tiếng anh là Escrow. Nó là hình thức phổ biến không chỉ ở Việt Nam mà hầu hết các nước trên thế giới.

Ký quỹ còn được gọi là tiền gửi ký quỹ. Nó là một hình thức mà doanh nghiệp sẽ gửi vào ngân hàng một khoản tiền nhất định. Khoản gửi này có thể có kỳ hạn hoặc không kỳ hạn. Điều kiện là ngân hàng đó có cung cấp dịch vụ tiền gửi ký quỹ.

Với hình thức ký quỹ này, doanh nghiệp sẽ có cơ sở và căn cứ để chứng minh được khả năng tài chính của mình không chỉ với ngân hàng mà còn với các đối tác khác.

Ký quỹ đảm bảo cho giao dịch kinh doanh thành công tốt đẹp
Ký quỹ đảm bảo cho giao dịch kinh doanh thành công tốt đẹp

Việc ký quỹ có thể được thực hiện bằng tiền hoặc bằng những hiện vật, kiện kim có giá trị như vàng bạc, đá quý, giấy tờ sở hữu đất… tài khoản khi ký quỹ sẽ được ngân hàng phong tỏa và doanh nghiệp sẽ không được sử dụng số tiền đó trong quá trình hoạt động của mình. Khoản ký quỹ sẽ chỉ được sử dụng khi doanh nghiệp không đảm bảo thực hiện các nghĩa vụ của mình như quy định, thì tổ chức tín dụng (ngân hàng) có thể sử dụng khoản ký quỹ này để đền bù các thiệt hại mà doanh nghiệp gây ra.

Tất cả những vấn đề phát sinh trong quá trình ký quỹ, kể cả việc phá quỹ để bồi thường, doanh nghiệp và ngân hàng sẽ cùng thực hiện theo đúng quy định của pháp luật.

Đặc điểm và lợi ích của ký quỹ

Đặc điểm

  • Mỗi tài khoản chỉ có 1 loại ký quỹ duy nhất.
  • Doanh nghiệp có thể ký quỹ bằng tiền VND hoặc USD, EUR, GBP, vàng bạc, đá quý, giấy tờ sở hữu tài sản.
  • Lãi suất theo quy định của ngân hàng.
  • Hình thức ký quỹ có hoặc không có thời hạn.
  • Số dư phụ thuộc vào từng yêu cầu ký quỹ.
  • Việc ký quỹ sẽ được thực hiện khi có sự đồng thuận của 3 bên: Ngân hàng thực hiện ký quỹ, doanh nghiệp ký quỹ, bên nhận bồi thường từ ngân hàng. Bên thứ 3 này thường là đối tác của bên ký quỹ.
Ký quỹ chỉ được thực hiện khi có đầy đủ sự đồng thuận của 3 bên
Ký quỹ chỉ được thực hiện khi có đầy đủ sự đồng thuận của 3 bên

Lợi ích

  • Tăng điểm tin tưởng và uy tín với đối tác.
  • Sinh lời từ khoản ký quỹ cho ngân hàng.
  • Đảm bảo được vị thế cho doanh nghiệp và sự an toàn tối đa trong kinh doanh.

Những doanh nghiệp và lĩnh vực cần thực hiện ký quỹ

Không phải doanh nghiệp nào cũng phải thực hiện ký quỹ. Quy trình bắt buộc này thường được áp dụng cho các tổ chức chuyên hoạt động các lĩnh vực sau đây:

  • Tư vấn và bảo lãnh du học.
  • Bảo hiểm nhân thọ.
  • Cho thuê lao động, xuất khẩu lao động.
  • Các công ty chuyên về dịch vụ việc làm.
  • Đơn vị lữ hành quốc tế.
  • Kinh doanh đa cấp.
  • Kinh doanh xuất nhập khẩu.
  • Doanh nghiệp và cả người lao động đi làm việc ở nước ngoài có hợp đồng.

Các hình thức ký quỹ

Dựa vào danh sách các doanh nghiệp cần ký quỹ, chúng ta có thể dễ dàng phân loại được 3 loại hình ký quỹ phổ biến nhất hiện nay:

Ký quỹ hình thức L/C - Letter of Credit

L/C được hiểu như một lá đơn mà ngân hàng sẽ lập ra theo yêu cầu của bên nhập khẩu. Lá đơn này sẽ được gửi đến xuất khẩu và trong đó đề xuất mức thanh toán chi tiết mà bên nhập khẩu mong muốn. Bên xuất khẩu nếu đồng thuận thì sẽ tiến hành hợp tác.

Hai bên xuất và nhập khẩu sẽ có ngân hàng đứng ở giữa. Bên nhập khẩu tiến hành ký quỹ vào ngân hàng. Mọi quyền lợi của 2 bên đều được đảm bảo thông qua trung gian là ngân hàng.

Điển hình ký quỹ L/C trên sàn chứng khoán
Điển hình ký quỹ L/C trên sàn chứng khoán

Bạn có thể hình dung hình thức ký quỹ L/C như sau:

Bên A nhập hàng từ bên B với giá trị tài sản là 100 triệu USD. Tuy nhiên bên A không đủ cơ sở tin tưởng nếu chuyển hết tiền thì liệu bên B có đảm bảo chuyển đủ hàng đúng thời điểm, đúng chất lượng hay không. Hay sau khi nhận được tiền bên B sẽ “cao chạy xa bay”. Từ đó, bên A sẽ yêu cầu ngân hàng soạn thảo L/C gửi đến bên B. Bên A sẽ ký quỹ số tiền này vào ngân hàng. Khi bên A nhận được đầy đủ hàng hóa như yêu cầu, thì ngân hàng sẽ giải ngân để chuyển tiền cho bên B. Trong giai đoạn chưa nhận được hàng, thì tiền sẽ được đóng băng trong ngân hàng, bên A cũng không được quyền rút tiền cho đến khi có diễn biến mới xảy ra.

Ký quỹ theo hình thức bảo lãnh thực hiện hợp đồng

Hình thức này thường được áp dụng cho các công trình xây dựng tầm cỡ với chi phí khổng lồ. Việc ký quỹ sẽ được thỏa thuận giữa nhà đầu tư và chủ thầu. Thông thường chủ đầu sẽ buộc phải ký quỹ với ngân hàng để đảm bảo thực hiện công trình đúng chất lượng và đúng tiến độ. Trong quá trình thi công nếu có sự cố không tự giác khắc phục thì nhà đầu tư sẽ dùng số tiền ký quỹ này để khắc phục, bồi thường thiệt hại cho công trình.

Đây là hình thức ký quỹ khá đảm bảo cho cả nhà đầu tư lẫn công trình. Đây là giao dịch an toàn cho cả 2 bên để đảm bảo mọi vấn đề đều được đi theo trình tự dự báo trước.

Ký quỹ là gì trong kinh doanh

Các ngành nghề kinh doanh đặc thù như lữ hành, xuất khẩu lao động hay bảo hiểm đều cần phải được ký quỹ tại ngân hàng. Đây là chế tài quy định của pháp luật để đảm bảo điều kiện hoạt động của những doanh nghiệp này.

Trong trường hợp doanh nghiệp vỡ nợ hay phá sản, hoặc bỏ trốn, thì số tiền ký quỹ ở ngân hàng sẽ được sử dụng để đền bù những thiệt hại mà doanh nghiệp gây ra.

Mặc dù có nhiều hình thức ký quỹ khác nhau, nhưng doanh nghiệp khi ký quỹ cũng sẽ không phải là chôn chết khoản đầu tư của mình. Ngược lại, ngân hàng sẽ trả lãi tương ứng với số tiền ký quỹ quy định. Như vậy, đây cũng như một kênh tiết kiệm dành cho doanh nghiệp.

Ký quỹ có phù hợp với tất cả doanh nghiệp?

Mặc dù có rất nhiều lợi ích, nhưng không phải doanh nghiệp nào cũng có thể ký quỹ và hoạt động bằng hình thức ký quỹ. Vì sao như vậy?

Việc ký quỹ chỉ nên thực hiện nếu doanh nghiệp đủ tiềm lực kinh nghiệm và nguồn vốn
Việc ký quỹ chỉ nên thực hiện nếu doanh nghiệp đủ tiềm lực kinh nghiệm và nguồn vốn

Việc ký quỹ chỉ nên được thực hiện nếu bạn là một doanh nghiệp nhiều kinh nghiệm. Nếu không, trong quá trình kinh doanh nếu có rủi ro xảy ra, bạn sẽ mất toàn bộ số tiền ký quỹ và gần như mất luôn chỗ đứng trên thị trường. Nếu không quản lý được ngưỡng rủi ro, thì kinh doanh và đầu tư theo hình thức ký quỹ không phải là lựa chọn sáng suốt cho nhà đầu tư.

Trên thực tế, thì hình thức kinh doanh ký quỹ ngày càng phổ biến và nó được áp dụng cho nhiều công ty đã được niêm yết trên thị trường chứng khoán. Nói thế để bạn có thể hình dung được rằng tầm vóc của các công ty thực hiện ký quỹ không hề nhỏ bé trên thị trường.

Ngoài ra, việc ký quỹ ở ngân hàng nào cũng rất quan trọng. Với hàng chục ngân hàng như hiện nay, lựa chọn một ngân hàng có lãi suất tốt, chính sách hiệu quả và uy tín sẽ giúp tăng điểm cho đối tác của bạn.

Kết luận

Trong bài viết trên đây, chúng tôi đã thông tin đến các bạn thế nào là ký quỹ. Vấn đề kỹ quỹ là gì đã được giải quyết và bạn cũng đã hình dung được bức tranh thương mại cùng ký quỹ. Hy vọng đây sẽ là những kiến thức bổ ích giúp các bạn có được những kiến thức tài chính, thị trường ngày càng sâu sắc hơn.

Bài viết bởi Tùng Nguyễn
Mình có kinh nghiệm với chuyên ngành tài chính, cùng đó là những khoảng thời gian khó khăn và cần vay tiền nhanh để giải quyết công việc cá nhân của mình. Và đã phải tự mình tìm hiểu và so sánh các dịch vụ vay tiền khác nhau. Vậy nên mình hiểu chính xác khó khăn bạn gặp phải và có thể tư vấn đầy đủ các thông tin cần thiết giúp bạn trong vấn đề vay tiền nhanh online.

Ưu Đãi Vay Tiền 03-2024

Chúng tôi đã vay thử hơn 20 dịch vụ tài chính trên thị trường và chọn ra dịch vụ vay tiền online tốt nhất cho bạn.
Vay Tiền Nhanh

Bài viết Mới

crossmenu