Hạn Mức Tín Dụng Là Gì?

Bài viết bởi Tùng Nguyễn, đăng ngày 14-01-2021. Cập nhập ngày 31-10-2021.
Hạn Mức Tín Dụng Là Gì? 2024

“Hạn mức tín dụng là gì?” là một vấn đề mà người sử dụng loại thẻ cần tìm hiểu kĩ để hạn chế ảnh hưởng không tốt về tài chính, dư nợ đến bản thân.

Thẻ tín dụng là một phương thức “trả sau” được ra đời để đáp ứng nhu cầu mua hàng trực tuyến, thanh toán các dịch vụ tại nhà hàng, khách sạn, cửa hàng,.. nhanh chóng và tiện lợi. Nói một cách đơn giản, khi làm thẻ tín dụng thì tổ chức tín dụng sẽ cấp phát cho người dùng một khoản tiền trong hạn mức để chi tiêu trước. Sau đó phải thanh toán lại hoàn toàn số dư nợ đó trong thời gian quy định hoặc trả góp theo tháng.

Vậy hạn mức tín dụng là gì? Những yếu tố nào quyết định hạn mức này? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu câu trả lời qua bài viết hôm nay nhé!

Hạn mức tín dụng là gì?

Hạn mức tín dụng được hiểu là mức cho vay tối đa của một tổ chức tín dụng (có thể là ngân hàng, công ty tài chính,...) giải ngân cho người đăng ký sử dụng thẻ tín dụng. Hạn mức được áp dụng trong hoạt động của các tổ chức tín dụng theo hai trường hợp:

  • Trường hợp 1 – hạn mức tín dụng được quy định bởi pháp luật: là mức vay giới hạn của Nhà nước đặt ra cho từng hoạt động cho vay của tổ chức tín dụng với khách hàng. Tùy theo mức độ an toàn kinh doanh và quản lý của nhà nước mà hạn mức tín dụng sẽ được xác định.
  • Trường hợp 2 – hạn mức do tổ chức tín dụng và khách hàng thỏa thuận: có xác nhận pháp lý bằng hợp đồng tín dụng trong một khoản thời gian nhất định. Theo đó, tổ chức tín dụng có nghĩa vụ cấp khoản vay cho khách hàng; đồng thời khách hàng cũng có nghĩa vụ thanh toán theo kỳ hạn trên điều khoản hợp đồng.
Hạn mức tín dụng là gì?
Hạn mức tín dụng là gì?

Có bao nhiêu loại hạn mức tín dụng?

Hạn mức tín dụng được chia làm hai loại:

  • Hạn mức cuối kỳ: là số dư nợ cho vay tối đa cuối kỳ. Số dư nợ cho vay thực tế không được vượt quá con số này.
  • Hạn mức trung kỳ: khi đơn vị vay vốn có nhu cầu vay vượt hạn mức cuối kỳ thì sẽ xuất hiện loại hạn mức này. Nói một cách đơn giản, hạn mức tín dụng trung kỳ là phần chênh lệch số dư nợ cho vay cao nhất của kỳ hạn so với hạn mức cuối kỳ. Phần chênh lệch này phải được hoàn lại ngay trong kì để đảm bảo số dư nợ thực tế vẫn không vượt quá hạn mức tín dụng cuối kỳ.
Có những loại hạn mức tín dụng nào?
Có những loại hạn mức tín dụng nào?

Các yếu tố ảnh hưởng đến hạn mức tín dụng

Vay tín dụng được hiểu là vay tín chấp – dùng uy tín để thế chấp. Do đó nếu càng chứng minh được “uy tín” của mình thì hạn mức sẽ càng cao. Vậy các yếu tố có khả năng ảnh hưởng đến hạn mức vay tín dụng là gì?

  • Dựa vào mức thu nhập cá nhân: yếu tố này sẽ được xác nhận qua bản sao kê lương hàng tháng của ngân hàng hoặc sao kê lương từ bộ phận kế toán có chứng nhận của công ty nếu lương thực lĩnh bằng tiền mặt. Một số ngân hàng sẽ yêu cầu sao kê lương của 3 - 6 tháng gần nhất để làm cơ sở cấp hạn mức vay.
  • Dựa vào các tài sản sở hữu có thể định giá như: nhà cửa, xe cộ, hợp đồng bảo hiểm, sổ tiết kiệm,... Trong trường hợp này, tùy vào tổ chức tín dụng mà mức vay có thể lên đến 70% giá trị hoặc hơn.
  • Dựa vào uy tín lịch sử tín dụng trước đây tại các ngân hàng khác: trước khi giải ngân, các tổ chức tín dụng sẽ thực hiện tra cứu, đánh giá lịch sử tín dụng của người dùng thông qua CIC ( Credit Information Center) hay còn được biết đến là Trung Tâm Thông Tin Tín Dụng trực thuộc quản lý của Ngân Hàng Nhà Nước Việt Nam.

Theo các yếu tố trên đây, nếu người có nhu cầu sử dụng thẻ tín dụng có mức thu nhập ổn định cũng như có lịch sử giao dịch tín dụng tốt ở những tổ chức tín dụng trước thì khả năng cao sẽ được cấp hạn mức vay tương đối cao. Trên thực tế, cá nhân người dùng không thể tự định giá hạn mức tín dụng của mình sẽ là bao nhiêu nếu chưa nộp hồ sơ đăng ký làm thẻ. Nếu như không đồng ý với mức vay mà tổ chức tín dụng đưa ra thì sau một thời gian sử dụng, bạn có thể yêu cầu duyệt nâng hạn mức.

Cách nâng hạn mức tín dụng mà người dùng nên biết

Như đã nói ở trên, sau một thời gian sử dụng thẻ tín dụng, người dùng có thể chủ động nộp đơn xin xét duyệt nâng hạn mức để đáp ứng nhu cầu của mình. Thủ tục cũng gần giống như những giấy tờ đã chuẩn bị cho lần đăng ký sử dụng thẻ (sao kê lương qua ngân hàng chủ quản; tài sản đảm bảo và lịch sử tín dụng). Khi cung cấp đủ các chứng từ liên quan thì người dùng phải đợi một vài ngày để xem có được thông báo nâng hạn mức hay không. Mấu chốt để việc này diễn ra nhanh chóng là phải đảm bảo mình có lịch sử giao dịch tín dụng tốt, chấp hành lịch thanh toán theo hợp đồng.

Ngoài ra, một số đơn vị kinh doanh tín dụng (có cả ngân hàng) sẽ cấp cho phép người sử dụng tự nâng hạn mức tín dụng nếu có nhu cầu đột xuất. Tuy nhiên, nó chỉ được nâng lên trong một thời gian ngắn và sẽ trở lại hạn mức ban đầu.

Lịch sử tín dụng tốt là mấu chốt để giúp người dùng tăng hạn mức vay
Lịch sử tín dụng tốt là mấu chốt để giúp người dùng tăng hạn mức vay

Một số lưu ý khác về hạn mức tín dụng

Bên cạnh những thông tin cơ bản về hạn mức tín dụng bên trên, người dùng cũng cần phải trang bị thêm những lưu ý sau đây để sử dụng chiếc thẻ này một cách khôn ngoan.

Những chính sách ưu đãi cho chủ thẻ

Thông thường người dùng sẽ tìm hiểu xem ngân hàng hoặc tổ chức tín dụng nào có những chương trình ưu đãi hấp dẫn hơn mới quyết định tham gia, chẳng hạn như: ưu đãi hoàn tiền, ưu đãi giảm giá đơn hàng mua sắm, ưu đãi quà tặng hiện vật,... Những chính sách này sẽ tùy thuộc vào hạn mức tín dụng cũng như giao dịch tín dụng của khách hàng.

Chú ý đế lịch thanh toán tín dụng

Người dùng cần phải tính toán và thực hiện thanh toán tín dụng đúng theo thời hạn khi được ngân hàng gửi bản sao kê. Trong trường hợp bị chậm thanh toán thì lãi suất phạt sẽ rất cao, đồng thời ảnh hưởng đến khả năng nâng hạn mức tín dụng sau này.

Ví dụ về cách tính 45 ngày miễn lãi suất của thẻ tín dụng
Ví dụ về cách tính 45 ngày miễn lãi suất của thẻ tín dụng

Mã CSC của thẻ tín dụng

CSC là viết tắt của cụm “Card Security Code” hay còn gọi là mã xác minh thẻ dùng để tăng khả năng bảo mật. Nếu có thể, người dùng nên ghi nhớ và làm mờ nó đi để hạn chế tình trạng bị kẻ gian lợi dụng để sử dụng vào các giao dịch tài chính bất minh khi mất thẻ mà chủ thẻ không thể kiểm soát được. Thậm chí chúng có thể dùng để mua những mặt hàng có giá trị lớn, chạm ngưỡng hạn mức tín dụng và để lại cho chủ thẻ một “cục nợ” to đùng.

Không nên rút tiền mặt từ thẻ tín dụng khi không thực sự cần

Tuy rằng các tổ chức tín dụng hay ngân hàng đều không quá chi tiết về việc người dùng sẽ sử dụng số tiền trong thẻ vào mục đích cụ thể gì. Tuy nhiên, nếu là để rút tiền mặt thì đây không phải là một cách dùng thẻ tín dụng tốt nhất. Dù hạn mức tín dụng trong thẻ có thể là 50.000.000 đồng nhưng chủ thẻ không được phép rút hết hạn mức này trong một ngày hoặc trong một lần. Chưa kể đến phí rút tiền mặt từ thẻ tín dụng là tương đối cao, khoảng 4% tổng số tiền trên mỗi lần rút và một số khoản chi phí phát sinh khác.

Không thể rút tiền mặt từ thẻ tín dụng theo hạn mức tối đa trong 1 lần hoặc 1 ngày
Không thể rút tiền mặt từ thẻ tín dụng theo hạn mức tối đa trong 1 lần hoặc 1 ngày

Kết luận

Chắc hẳn qua bài viết này thì mọi người cũng đã tự mình có được đáp án cho câu hỏi hạn mức tín dụng là gì cũng như một số lưu ý có liên quan đến hạn mức tín dụng. Thực tế việc dùng thẻ tín dụng không có gì là quá nghiêm trọng nếu bạn làm chủ được hành vi chi tiêu hàng tháng của mình và không để “lún sâu” vào nợ xấu hay tín dụng đen. Hãy người tiêu dùng thông minh và quản lý thật tốt dòng tiền của mình nhé!

Bài viết bởi Tùng Nguyễn
Mình có kinh nghiệm với chuyên ngành tài chính, cùng đó là những khoảng thời gian khó khăn và cần vay tiền nhanh để giải quyết công việc cá nhân của mình. Và đã phải tự mình tìm hiểu và so sánh các dịch vụ vay tiền khác nhau. Vậy nên mình hiểu chính xác khó khăn bạn gặp phải và có thể tư vấn đầy đủ các thông tin cần thiết giúp bạn trong vấn đề vay tiền nhanh online.

Ưu Đãi Vay Tiền 11-2024

Chúng tôi đã vay thử hơn 20 dịch vụ tài chính trên thị trường và chọn ra dịch vụ vay tiền online tốt nhất cho bạn.
Vay Tiền Nhanh

Bài viết Mới

crossmenu