Nếu bạn là một Developer thì chắc chắn bạn cần phải biết CTO là gì. Hiểu đúng, bạn có thể sẽ có được một chức vụ đỉnh cao trong nghề nghiệp mà bất cứ Developer nào cũng muốn vươn tới đấy!
Có thể nói, CTO là một cột mốc vàng son, “đỉnh cao” trong bức tranh nghề nghiệp mà mọi dân công nghệ, IT đều mong muốn đạt được. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ về vị trí này, thậm chí luôn có những nhầm lẫn cơ bản. Vậy, bạn đã biết CTO là gì chưa? Bài viết sau đây, Tiền Đầy Ví sẽ giúp bạn biết chi tiết hơn về thuật ngữ này cũng như chỉ ra những yếu tố để bạn trở thành một CTO giỏi, hãy cùng theo dõi ngay bạn nhé!
CTO là viết tắt của cụm từ tiếng Anh “Chief Technology Officer” dịch nôm na là giám đốc công nghệ hay giám đốc kỹ thuật trong một tổ chức, doanh nghiệp nào đó. Người giữ chức vụ này thường là những người quản lý cấp cao chuyên phụ trách các vấn đề liên quan đến công nghệ và kỹ thuật. Ở một số công ty, CTO còn thực hiện vai trò điều hành hoạt động nghiên cứu và phát triển dự án. Thông qua việc giám sát chặt chẽ của mình, CTO sẽ đưa ra những quyết định quan trọng để sử dụng nguồn lực sao cho hiệu quả, hợp lý. Đồng thời, tiến hành các chiến lược cải tiến công nghệ giúp doanh nghiệp đạt được mục tiêu để ra.
Đôi khi, nhiều người vẫn cho rằng, CTO là chức danh dành riêng cho những lập trình viên sáng giá, giỏi nhất bộ phận. Song, đây là một khái niệm hoàn toàn sai lầm, không chính xác. Bởi, lập trình viên chỉ cần giỏi một chuyên môn nhất định nào đó, chẳng hạn như Coding. Còn CTO thì phải sở hữu nhiều kỹ năng nâng cao như quản trị, hiểu biết sâu sắc về doanh nghiệp,... nhằm mục đích tạo nên sợi dây liên kết bền vững với hội đồng quản trị.
Hiện nay, tại Việt Nam cũng có những CTO nổi tiếng như: Lê Hồng Việt (FPT), Thái Trí Hùng (MoMo), Nguyễn Sơn Tùng (Việc Có),... đã tạo nên sự đột phá công nghệ, đưa sản phẩm trong công ty lên một tầm cao mới.
Ở mỗi một công ty riêng, nhiệm vụ của CTO sẽ có sự khác nhau nhưng nhìn chung, nhiệm vụ chính yếu nhất ở vị trí này là theo sát đội ngũ kỹ thuật, đưa ra những quyết định liên quan đến công nghệ cốt lõi, hướng phát triển công nghệ cho công ty. Từ đó, giúp công ty đạt được những chi tiêu về doanh thu và Marketing một cách tối ưu nhất.
Thông thường, vị trí CTO tại một công ty sẽ có nhiều nhiệm vụ khác nhau tùy theo ngành nghề mà công ty đó đang hoạt động, cụ thể:
Nhiệm vụ của CTO phụ trách cơ sở hạ tầng chính là giám sát dữ liệu, bảo mật, bảo trì mạng của công ty. Đồng thời, họ cũng là người đặt ra các chiến lược kỹ thuật để công ty hướng đến và quản lý lộ trình công nghệ của công ty.
Ở vị trí này, CTO sẽ phụ trách cân nhắc ứng dụng ngành công nghệ kỹ thuật trong công ty, đồng thời thiết lập chiến lược công nghệ chung cho toàn hệ thống. Ngoài ra, CTO phụ trách kỹ thuật còn là người làm nhiệm vụ xem xét cách triển khai những công nghệ mới trong công ty để đảm bảo nó dễ thành công hơn.
CTO lĩnh vực này sẽ giữ vai trò làm cầu nối giữa khách hàng với doanh nghiệp, tạo quan hệ với khách hàng. Muốn làm tốt trong lĩnh vực này, CTO phải là người nắm bắt thị trường mục tiêu tốt và có thể hỗ trợ đưa được dự án công nghệ thông tin ra thị trường.
Với vị trí CTO phụ trách những dự án chiến lược kỹ thuật dài hạn, CTO sẽ làm công việc thiết lập chiến lược công ty và cơ sở hạ tầng công nghệ. Song song đó, họ cũng phân tích thị trường mục tiêu, tạo ra các mô hình kinh doanh dài hơi. Trong lĩnh vực này, CTO cần có sự liên kết chặt chẽ với giám đốc điều hành cùng các quản lý cấp cao trong công ty.
Thực tế, hiện nay vai trò của giám đốc công nghệ CTO và CIO thường bị nhầm lẫn với nhau rất nhiều. Bởi, trước kia, nhiều công ty đã gộp chung và để cho CIO đảm nhận luôn công việc của một CTO. Song, hiện tại, cuộc cách mạng công nghệ ngày càng tăng cao với tốc độ chóng mặt, số lượng công việc liên quan đến lĩnh vực này cũng vì vậy ngày càng nhiều lên.
Điều đó bắt buộc phải tách riêng CTO và CIO để đảm bảo hiệu quả cho các hoạt động của công ty. Theo đó, mỗi vị trí sẽ chỉ có một mối bận tâm riêng không cần quá căng thẳng hay áp lực. Đương nhiên, CTO riêng cũng có những kỹ năng tốt hơn nhờ có chuyên môn sâu về mảng kỹ thuật cũng như công nghệ.
Đặc điểm đầu tiên giúp chúng ta dễ dàng phân biệt được sự khác nhau của 2 vị trí này là ở tên gọi, khái niệm. Sau đó, bạn cũng có thể thấy rõ sự khác biệt cụ thể như sau:
Thực tế, CTO phải là người báo cáo công việc cho CIO ở những công ty có 2 vị trí tách biệt. Song, sẽ có những tổ chức, doanh nghiệp nhỏ không cần cả 2 thì người ta chú trọng vào CTO hơn. Và, CTO sẽ là người làm việc, báo cáo trực tiếp lên CEO của công ty luôn mà không cần phải thông qua CIO.
Để trở thành một CTO giỏi, bạn cần phải sở hữu nhiều yếu tố khác nhau và đa dạng. Đầu tiên, bạn phải có kiến thức chuyên môn về lập trình và phát triển phần mềm ở mảng công nghệ. Đặc biệt, muốn trở thành một CTO, điều cơ bản nhất là bạn cần phải biết Code cũng như những kỹ năng quản lý và vận hành nhóm làm việc kỹ thuật. Vậy, những kỹ năng cần thiết của CTO là gì?
Dưới đây là những kỹ năng quản lý quan trọng có thể giúp bạn trở thành một CTO tài giỏi. Đây cũng là yêu cầu mà mọi công ty sẽ đối chiếu khi cần tuyển dụng cho vị trí CTO, cùng tham khảo nhé!
Chỉ cần sở hữu được những kỹ năng trên, bạn có thể tự tin để sẵn sàng trở thành một CTO hoàn hảo mà mọi công ty, doanh nghiệp đều mong muốn có được. Bài viết đã giới thiệu đến bạn CTO là gì và những điều cơ bản nhất cần biết nếu muốn trở thành một CTO. Hy vọng rằng, bạn đã có cho mình thêm nhiều thông tin hữu ích để chuẩn bị trong tương lai khi có đam mê cùng ước mơ làm CTO trong tương lai nhé!