CSC là gì? Đó là một phần quan trọng trong thẻ thanh toán và người dùng thẻ cần cập nhật các thông tin về CSC để đảm bảo quá trình sử dụng thẻ an toàn, hiệu quả.
Dùng thẻ thanh toán ngân hàng trở thành “một phần tất yếu của cuộc sống” hiện đại. Tuy nhiên, xoay xung quanh những vấn đề liên quan đến thẻ thanh toán thì không phải ai cũng biết. Trong đó, CSC là gì cũng là một vấn đề quan trọng. Đây chính là một trong những phương thức ngân hàng đưa ra nhằm tăng tính bảo mật cho thẻ thanh toán và người dùng nên cập nhật các thông tin về CSC để có cách sử dụng thẻ đúng nhất.
CSC là tên viết tắt của Card Security Code. Dịch ra tiếng Việt thì cụm từ này có nghĩa là Mã xác minh thẻ. Mỗi loại thẻ sẽ có cách thể hiện mã CSC khác nhau. Có loại thẻ gồm 3 chữ số, có loại lại có 4 chữ số. Điều này phụ thuộc vào tính chất thẻ cũng như ngân hàng phát hành thẻ.
Thông thường, mã thẻ sẽ được in nổi, còn mã CSC thì sẽ được in chìm hoặc in bình thường lên bề mặt thẻ. Mã số này cũng được in với quy cách khá nhỏ so với mã số thẻ. Nếu không chú ý, thì chúng ta cũng rất dễ bỏ qua những chi tiết này trên thẻ thanh toán của mình.
Tuy nhiên có một điều quan trọng bạn cần biết chính là mã CSC sẽ chỉ xuất hiện ở những thẻ thanh toán quốc tế như Master Card hoặc Visa. Các sản phẩm thẻ nội địa sẽ không có mã số này. Thông thường thì mỗi mạng lưới thanh toán sẽ có cách gọi khác nhau về Mã xác minh thẻ:
Trong đó, thẻ Visa và MasterCard sẽ có mã CSC gồm 3 chữ số, được in nhỏ và ở mặt sau của thẻ, cạnh bên khung dành cho chữ ký của chủ thẻ.
Còn thẻ tín dụng American Express thì mã CSC sẽ gồm 4 chữ số, được in ở mặt trước, tức là mặt in thông tin số tài khoản. Do đó khi cung cấp số tài khoản cho bất kỳ ai, bạn nên lưu ý không đọc hay viết mã thẻ này ra.
Với thẻ thanh toán nội địa, khi thanh toán giao dịch mua sắm hoặc giao dịch qua các máy pos, người dùng sẽ chỉ cần sử dụng số tài khoản của mình. Khi yêu cầu thanh toán được xác lập, bạn sẽ được yêu cầu điền mật khẩu thẻ (số tiền thanh toán sẽ được hệ thống thiết lập tự động). Khi đó, bạn sẽ dễ dàng thanh toán được món đồ hay các chi phí ăn uống giải trí của mình.
Những thẻ thanh toán quốc tế lại có cách sử dụng khác. Những người làm thẻ quốc tế vì nhu cầu sử dụng ở nước ngoài cao. Việc sử dụng thẻ cũng không phụ thuộc vào số tài khoản thanh toán. Khi muốn thanh toán một giao dịch nào đó ở nước ngoài, bạn chỉ cần đưa thẻ thanh toán cho nhân viên. Nhân viên sẽ nhập số tiền thanh toán và các giao dịch sẽ được hoàn tất. Có nghĩa là thẻ quốc tế có hình thức thanh toán giản lược hon rất nhiều so với các thẻ nội địa.
Đây là ưu điểm đồng thời cũng là nhược điểm của sản phẩm thẻ quốc tế. Chinh vì vậy, các tổ chức thẻ đã triển khai mã thẻ CSC. Mã số này có công dụng:
Khi mua đồ online tại các trang web nước ngoài, bạn có thể dùng thẻ thanh toán để thanh toán cho các giao dịch mua sắm của mình. Đồng thời, việc mua hàng cũng cần bổ sung các thông tin cá nhân chính xác để nhận hàng. Trong quá trình nhập thông tin thẻ, cổng thanh toán quốc tế sẽ yêu cầu bạn nhập mã số CSC. Với việc nhập thông tin này, chủ shop sẽ biết được bạn có đúng là chủ nhân thực sự của thẻ thanh toán hay không.
Đây chính là vai trò của đạo của CSC. Trong vài trường hợp cần truy xuất thông tin cho các mục đích pháp luật hoặc thuế, chủ shop có thể cung cấp các thông tin này để cơ quan chức năng quản lý
Có thể bạn sẽ không tin, nhưng CSC sẽ giúp ích rất nhiều trong các trường hợp hạn chế rủi ro gian lận tín dụng. Ví dụ như bạn có thể bị lộ thông tin chủ thẻ, bao gồm thông tin chủ sở hữu, thông tin số thẻ. Tuy nhiên khi các kẻ trộm này sử dụng các thông tin này để đăng nhập thanh toán, cổng thanh toán yêu cầu mã CSC thì kẻ trộm lại không biết. Lúc này, giao dịch sẽ không thực hiện được.
Dĩ nhiên, không phải giao dịch nào cũng yêu cầu nhập mã CSC. Tuy nhiên với hình thức thanh toán quốc tế thì mã số này được sử dụng rất phổ biến. Do đó bạn hoàn toàn có thể tránh được các trường hợp sử dụng thẻ để thanh toán quốc tế từ kẻ trộm, hacker.
Cũng vì điều này, một khuyến cáo quan trọng dành cho các chủ thẻ thanh toán quốc tế là nên cân nhắc trước khi mua hàng trên mạng. Nên ưu tiên vào những trang web uy tín, có hình thức thanh toán rõ ràng. Những web giả mạo, lừa đảo thường cung cấp link giả để bạn nhập thông tin và ăn cắp tiền, thậm chí ăn cắp tài khoản từ những thông tin mà bạn nhập vào. Hãy cẩn trọng khi dùng thẻ thanh toán online nhé.
Cuộc sống hiện đại, chính sách khuyến khích người dân hạn chế dùng tiền mặt ngày càng phát huy rộng trong cộng đồng. Việc thanh toán không dùng tiền mặt mang đến rất nhiều lợi ích khi chi tiêu mua sắm hay chi trả các hóa đơn. Cùng với đó, thì tội phạm công nghệ cao cũng ngày càng tinh vi hơn.
Do đó, nếu sử dụng thẻ thanh toán không an toàn, bạn hoàn toàn có thể bị lộ mã xác minh CSC. Điều này sẽ dẫn đến nhiều rủi ro cho chủ thẻ.
Thứ nhất, thẻ thanh toán quốc tế có thể được sử dụng chính trong 2 trường hợp: Rút tiền mặt ở ATM và giao dịch thanh toán trực tuyến hoặc thanh toán qua máy POS. Cả 2 trường hợp này đều có nguy cơ lộ mã xác minh CSC vì các thông tin này được in trực tiếp lên bề mặt thẻ. Nếu bạn chủ quan đưa thẻ cho nhân viên tự thanh toán, các nhân viên có thể ghi nhớ mã CSC của bạn. Từ đó họ có thể dễ dàng thanh toán mua sắm và bạn bị trừ tiền dù đang nằm ở nhà!
Những địa điểm mà mã CSC bị đánh cắp nhiều nhất chính là những điểm mua sắm điện thoại hoặc điện máy. Vì những mặt hàng này thường có giá trị cao và xu hướng người mua thường quẹt thẻ cho nhanh, không cần mang nhiều tiền mặt bên người. Trong từng giao dịch, hãy cẩn thận và nên tự mình thực hiện thay vì đưa cho nhân viên phụ trách thanh toán.
Với những nguy cơ trên, việc bảo vệ mã số CSC là đặc biệt quan trọng. Việc giữ kín mã CSC cũng không quá khó nếu bạn thực hiện theo vài nguyên tắc sau đây:
Trên đây là những thông tin cần biết về CSC là gì cũng như tâm quan trọng của nó. Với những gì mà chúng tôi nêu ra trên đây, hy vọng bạn sẽ có cách sử dụng thẻ CSC đúng nhất, đảm bảo an toàn tài khoản cho mình. Chúc bạn sẽ là một người tiêu dùng thông minh!