Khi booking vé máy bay hay phòng khách sạn, người dùng thường bắt gặp thuật ngữ CRS. CRS là gì, nó hoạt động như thế nào và có ý nghĩa gì? Mời các bạn cùng chúng tôi tìm hiểu chi tiết CRS sau đây.
Trong ngành du lịch, CRS là gì thì hầu như ai cũng biết. Tuy nhiên với khách hàng thì đây là một khái niệm còn khá mới mẻ. Nếu bạn quan tâm đến ngành du lịch hay có ý định làm việc trong ngành này, thì CRS là gì là vấn đề bạn cần tìm hiểu. Nó có rất nhiều ý nghĩa với sự phát triển của doanh nghiệp du lịch, lữ hành, vận tải.
CRS là tên viết tắt của cụm từ tiếng anh Computer Reservation System. Nhiều người cũng định nghĩa CRS là tên viết tắt của Central Reservation System. Thực tế hai khái niệm này đều tương đương nhau. Dịch ra tiếng Việt, thì cụm từ này có nghĩa là hệ thống đặt phòng trung tâm dựa vào nền tảng máy tính.
Như vậy, hiểu theo nghĩa đơn giản nhất, CRS chính là một công cụ có chức năng booking. Nó là một hệ thống điện tử tự động. Nhiệm vụ của nó là lưu trữ và truy xuất các thông tin của khách hàng khi khách hàng đặt phòng, đặt vé máy bay hay các dịch vụ thuê mướn khách sạn trên các hệ thống mà CRS đang tương tác.
Bạn có thể thấy được sự phổ biến mạnh mẽ của CRS trong ngành du lịch. Bạn có thể đặt vé máy bay tự động, đặt phòng khách sạn, giữ chỗ nhà hàng… trên nhiều trang web thương mại điện tử hiện nay. Các hệ thống này sẽ được tích hợp với công cụ CRS để lưu giữ tự động thông tin của khách hàng và chuyển đến nhà cung cấp dịch vụ. Rất thuận tiện và đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng trong thời đại 4.0.
Giai đoạn đầu, CRS được kiến tạo để phục vụ cho lữ hành hàng không. Sẽ rất phức tạp cho các hình thức thống kê đặt vé trực tiếp hay đặt vé qua điện thoại. Vì vậy, hệ thống công cụ CRS ra đời với mục đích hỗ trợ điều phối vé máy bay. Tuy nhiên sau đó, CRS được tích hợp với GSD. GSD là hệ thống phân phối triển khai toàn cầu. Qua đó, chức năng của CRS được nâng tầm đáng kể.
Cách thức hoạt động của CRS hoàn toàn tự động. Khách hàng có thể xem các thông tin dịch vụ, đặt chỗ, và tiến hành thanh toán cho những dịch vụ mà mình đã lựa chọn. Theo đánh giá của các chuyên gia, CRS không có tầm vóc vĩ mô như GSD. Bù lại, nó cực kỳ hữu dụng với các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Trong khi đó, GSD như một người khổng lồ và chỉ thích hợp cho các công ty, tập đoàn lớn, với đa dạng lĩnh vực hoạt động chứ không chỉ riêng vấn đề đặt chỗ.
Cách thức hoạt động này sẽ được quản lý qua nhiều dạng thức:
CRS sẽ thông qua nhiều phương thức đặt chỗ của khách hàng, tổng hợp lại các dữ liệu trên 1 phần mềm duy nhất. Sau đó, sẽ chuyển các dữ liệu đã đặt trước này đến các nhà cung cấp vé máy bay, nhà hàng, khách sạn để các đơn vị này chuẩn bị tiếp nhận và phục vụ khách hàng tốt nhất.
Là công cụ được đánh giá tối ưu với nhiều ưu điểm vượt trội, CRS đã mang đến một cuộc cách mạng công nghệ thực sự cho ngành vận tải và du lịch. Những lợi ích mà CRS mang lại góp phần không nhỏ trong việc thúc đẩy kinh tế phát triển. Với cả người dùng dịch vụ và doanh nghiệp, thì CRS này đều có nhiều ý nghĩa quan trọng.
Với khách hàng đang tìm kiếm vé máy bay hay phòng khách sạn, thì nền tảng CRS cho phép khách hàng có thể biết được thông tin cụ thể các chuyến bay, thông tin về các phòng khách sạn gần nhất cũng như giá cả và các dịch vụ đi kèm chi tiết nhất. Từ đó, khách hàng có thể linh động so sánh và đưa ra giải pháp chọn lựa phù hợp nhất với nhu cầu sử dụng của mình.
Đặt chỗ và quản lý đặt chỗ hiệu quả đóng vai trò rất quan trọng trong ngành du lịch. Trong bối cảnh hiện nay, khi ngành du lịch đang có dấu hiệu chững lại do ảnh hưởng dịch bệnh, thì những tiện ích mà CRS mang lại có ý nghĩa vô cùng lớn.
Thông qua đó, khách hàng có thể sử dụng dịch vụ của các công ty lữ hành trên toàn thế giới mà không cần phải trực tiếp liên hệ. Nhờ vào công cụ CRS, một doanh nghiệp nhỏ ở một thị trấn xa xôi hẻo lánh cũng có thể tiếp thị sản phẩm và dịch vụ của mình đến các khách hàng toàn cầu.
Bên cạnh đó, nếu như GDS với quy mô hoạt động lớn, thỉ tương thích đặt chỗ cho các công ty hay tập đoàn, thì CRS hướng đến phục vụ nhóm khách hàng cá nhân. Đây cũng là nhóm khách hàng chi tiêu nhiều nhất trong ngành du lịch hiện nay. Việc gói gọn quy mô phục vụ trong một công cụ ít phức tạp sẽ giúp doanh nghiệp dễ dàng quản lý và điều hành hơn. Chi phí dành cho phần mềm cũng sẽ thấp hơn. Đó chính là lý do vì sao những công ty vừa và nhỏ đều chọn CRS thay vì GDS.
Hiện nay, gần như các hệ thống CRS đã được tích hợp với GDS để phát huy tối đa những tính năng của phần mềm. Từ đây, chất lượng dịch vụ của ngành du lịch được cải thiện đáng kể, mang đến cho người dùng những chọn lựa hoàn hảo nhất. Thông qua đó, những công ty làm ăn kém hiệu quả cũng sẽ bị đào thải tự nhiên, giúp tính cạnh tranh tăng cao hơn trên thị trường du lịch.
ở nước ta, công cụ CRS được sử dụng rộng rãi. Nhưng đó không phải là sản phẩm trí tuệ của Việt Nam. Các công cụ CRS mà các công ty bán vé máy bay hay đặt phòng khách sạn đang sử dụng đều là nền tảng công nghệ nước ngoài. Có thể điểm qua một vài hệ thống cơ bản:
Các công cụ này đều có tính năng tương đương nhau. Doanh nghiệp có thể cân nhắc để sử dụng một công cụ tương ứng phù hợp với tài chính và nhu cầu của mình.
Tiendayvi.com đã thông tin chi tiết đến các bạn CRS là gì. Với những thông tin trên, chắc chắn bạn cũng đã có sự hình dung tốt nhất về CRS cũng như biết được những lợi ích mà nó mang lại khi có ý định booking. Chúc bạn có được một hành trình đúng như kỳ vọng của mình.