CIC là một tổ chức tài chính thuộc quyền quản lý của Ngân hàng nhà nước Việt Nam, có chức năng hỗ trợ các thông tin về nợ xấu để ngân hàng và các tổ chức tài chính hoạt động hiệu quả hơn.
Vay vốn từ ngân hàng hay các tổ chức tín dụng hiện nay rất phổ biến. Tuy nhiên khi đi vay tiền, đơn vị cho vay sẽ kiểm tra lịch sử tín dụng của người vay để quyết định có nên cho vay hay không. Lịch sử tín dụng sẽ được cập nhật tại CIC. Vậy CIC là gì? Nó ảnh hưởng thế nào đến quyền lợi tài chính của người đi vay? Bài viết dưới đây, Tiền Đầy Ví sẽ cùng bạn giải đáp vấn đề này.
CIC là tên viết tắt của Credit Information Center. Đây là tổ chức hành chính với vai trò là một Trung tâm thông tin tín dụng. Tổ chức này trực thuộc quyền quản lý của Ngân hàng nhà nước Việt Nam.
Hiểu theo cách khác, thì CIC chính là một hệ thống thông tin về lịch sử tín dụng của khách hàng. Nghĩa là khi có một khách hàng đăng ký vay tín dụng, thì hệ thống tín dụng của ngân hàng hay công ty tài chính sẽ cập nhật thông tin lên trên hệ thống CIC. Từ đó, ngân hàng nhà nước có thể quản lý được dễ dàng những thông tin tín dụng của khách hàng.
Nhờ có CIC, ngân hàng nhà nước có thể quản lý được tình hình nợ nội địa. CIC cũng là căn cứ để đánh giá mức độ uy tín của một khách hàng bất kỳ trong hoạt động tín dụng. Khi bạn đăng ký một khoản vay tại ngân hàng, có 2 trường hợp xảy ra: Được duyệt vay hoặc không được duyệt vay. Trong trường hợp không được duyệt vay, ngoài lý do không đáp ứng đủ các điều kiện của ngân hàng, thì phần lớn đều là do lịch sử tín dụng được ghi nhận tại CIC không tốt. Khi uy tín của bạn không được đảm bảo, thì ngân hàng sẽ không có cơ sở để tin tưởng và xét duyệt khoản vay cho bạn.
CIC hoạt động theo cách thức thống kê và cập nhật số liệu mới nhất. Khi khách hàng thực hiện khoản vay tại ngân hàng hay tổ chức tín dụng được cấp phép, thì hệ thống quản lý dữ liệu của ngân hàng/tổ chức đó sẽ cập nhật các thông tin của người vay lên cổng CIC. Từ đó, CIC thống kê, lọc dữ liệu, sàng lọc và sắp xếp thành một danh sách tín dụng cụ thể. Danh sách này sẽ được chia thành 5 nhóm sau:
CIC sẽ trả kết quả thống kê theo danh sách này. Các ngân hàng và tổ chức tín dụng sẽ tìm hiểu thông tin của khách hàng thông qua kết quả. Hoạt động 2 chiều này giúp sự liên kết giữa ngân hàng và CIC luôn đảm bảo thông suốt. Các thông tin luôn đảm bảo được cập nhật nhanh nhất.
Từ bảng xếp loại trên, chúng ta có thể dễ dàng thấy được:
Với những khách hàng thuộc nhóm 3, 4, 5 trên đây, ngân hàng sẽ liệt vào nhóm nợ xấu.
Như vậy, nợ xấu là khái niệm dùng để chỉ những khoản nợ khó đòi. Đây là những trường hợp đáo hạn quá muộn hoặc thậm chí không thể đáo hạn được.
Việc thống kê và phân loại từ CIC về nhóm nợ xấu này rất hữu ích với ngân hàng nhà nước và hệ thống các công ty tài chính hiện nay. Khi phân loại được nợ xấu, đơn vị cho vay tiền online sẽ có căn cứ để cân nhắc đâu là nhóm đối tượng có thể cho vay, đâu là nhóm đối tượng không nên cho vay tín chấp để đảm bảo an toàn nguồn vốn.
Mặc dù vậy, mỗi ngân hàng sẽ có cách đánh giá khoản vay khác nhau. Nhiều người không đủ tiêu chuẩn vay ngân hàng này nhưng vẫn vay được ở ngân hàng khác. Một số tổ chức tín dụng vẫn hỗ trợ nợ xấu cho người vay. Vì vậy, CIC về bản chất vẫn chỉ là căn cứ xếp loại nợ xấu và giúp đưa ra các giải pháp chọn lựa cho ngân hàng. Nó không phải là yếu tố quyết định cao nhất đến việc có duyệt vay hay không.
Rơi vào nhóm nợ xấu sẽ khiến bạn mất đi nhiều quyền lợi tín dụng. Khi đó, cơ hội đi vay thành công sẽ rất thấp. Thông thường sẽ có những lý do sau đây khiến bạn bị rơi vào nhóm này:
Với những lý do trên đây, khi thông tin của bạn được cập nhật lên CIC, bạn sẽ bị xếp vào nhóm nợ xấu và nguy cơ không được duyệt vay những lần tiếp theo là rất cao.
Nhiều người thường thắc mắc là có thể tự kiểm tra lịch sử tín dụng của mình trên hệ thống CIC được hay không.
Về vấn đề này, thực tế là không thể được. CIC là một đơn vị tổ chức trực thuộc ngân hàng nhà nước. Vì vậy không phải ai cũng có thể truy cập vào được. CIC chỉ cho phép ngân hàng, các tổ chức tài chính hợp pháp được quyền truy cập để cung cấp thông tin về khách hàng đi vay cũng như tìm hiểu thông tin về những khách hàng đang làm hồ sơ vay. Những ngân hàng hay tổ chức tài chính này đều phải trả phí sử dụng cho CIC.
Tuy nhiên, bạn có thể tìm hiểu lịch sử tín dụng của mình khi đi vay tại ngân hàng hay các tổ chức tín dụng. Lúc này, đơn vị cho vay sẽ thông tin cho bạn biết là bạn có dính nợ xấu hay không và được duyệt vay hay không.
Để CIC xếp loại vào nợ xấu thì cũng giống như bạn đã bị “bôi đen lý lịch” tài chính của mình. Muốn không vướng phải tình trạng này, bạn cần lưu ý các vấn đề sau đây:
Phải công nhận một điều rằng, dính nợ xấu và bị CIC ghi nhận quả là một điều tồi tệ. Nó sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyền lợi tín dụng của bạn. Thời điểm hiện tại, bạn vay chỉ vài triệu đồng nhưng không thu xếp thanh toán tốt. Giai đoạn sau, nhu cầu tài chính tăng lên, bạn cần vay vài chục, thậm chí vài trăm triệu đồng để xoay sở công việc. Lúc đó chỉ vì khoản nợ vài triệu mà không thể được duyệt vay. Đây sẽ là một sự cố rất đáng tiếc.
Chính vì điều này, hãy cẩn trọng với hệ thống CIC. Khi vay nợ nóng, cần đảm bảo thanh toán đúng như hợp đồng. Đó không chỉ là bổn phận và đạo đức. Nó còn là tiền đề để bạn có được những quyền lợi tốt hơn trong tương lai.