Bạn đã từng nghe đến khái niệm CFO là gì chưa? CFO có ý nghĩa quan trọng như thế nào trong một doanh nghiệp. Nếu bạn đang thắc mắc những điều này, hãy cùng Tiền đầy ví đi tìm hiểu ngay nhé!
Các vị trí, chức danh trong một tổ chức công ty, doanh nghiệp thường được viết tắt bằng chữ viết tắt như: CTO, CIO, COO, CMO, CFO,... Mỗi cụm từ lại mang một ý nghĩa và tầm quan trọng riêng biệt. Vậy, bạn đã biết CFO là gì chưa? CFO là nói đến vị trí nào trong doanh nghiệp? CFO giữ vai trò gì, cần có những kỹ năng ra sao? Cùng Tiền Đầy Ví tham khảo ngay qua bài viết chia sẻ cụ thể dưới đây nhé!
Như đã nói ở trên, CFO cũng là một từ viết tắt của cụm từ tiếng Anh “Chief Finance Officer”. Thuật ngữ này chỉ chức danh giám đốc tài chính của một công ty, cơ quan, tổ chức doanh nghiệp. Nói chính xác hơn, CFO là một vị trí chứ không phải một nghề nghiệp.
Cụ thể, CFO là một người làm các việc trong lĩnh vực tài chính và là người đứng đầu quan trọng nhất. Theo đó, CFO sẽ phải chịu trách nhiệm trước các quản lý cấp cao, tổng giám đốc hoặc phó tổng đối với các công việc có liên quan đến mảng tài chính. Nói một cách dễ hiểu hơn, nhiệm vụ tổng quan nhất của một CFO là hoàn thiện bộ máy tài chính của công ty hoặc doanh nghiệp thông qua các dự án về quản lý tài chính như: Nghiên cứu, phân tích, triển khai và xử lý vấn đề, kiểm soát rủi ro,...
Một giám đốc tài chính phải là người có khả năng sử dụng các công cụ tài chính, biết xây dựng các kế hoạch về tài chính. Từ đó, họ sẽ đưa công ty đi đến hướng sử dụng nguồn vốn tối ưu và hiệu quả hơn. Đồng thời, việc phát hiện rủi ro và xử lý cũng giúp doanh nghiệp thoát khỏi những mối nguy hại không đáng có, tiết kiệm chi phí tốt nhất trong hoạt động kinh doanh, sản xuất.
Như đã nói ở trên, CFO sẽ là người đảm nhận trọng trách hoàn thiện, phát triển bộ máy tài chính của doanh nghiệp. Trong đó, các nhiệm vụ mà CFO phải thực hiện bao gồm:
Hiện nay, tại các nước đang phát triển, giám đốc tài chính CFO là một vị trí quan trọng và không thể thiếu đối với mỗi doanh nghiệp. Bởi, họ phải thực hiện những vai trò trọng yếu sau đây:
Không thể bàn cãi thêm, chức danh CFO vô cùng được trọng dụng tại các công ty, doanh nghiệp. Bởi, thứ họ đang phụ trách là tiền, là nguồn tài chính của cả một tổ chức, cơ quan. Đồng thời, vì vai trò đầu tiên của họ là trở thành một nhà chiến lược giúp sức cho các CEO.
Để ở được vị trí này, các CFO cần tuân thủ chặt chẽ các chuẩn mực về báo cáo tài chính và kiểm soát các yêu cầu liên quan khác. Ngoài ra, CFO cũng là người có khả năng bao quát cũng như quản lý và phản ứng lại với các dữ kiện khi họ giải quyết vấn đề. Đương nhiên, họ càng không thể là người không có tư duy phân tích, sự nhạy bén về tài chính để đề ra các chiến lược cho tổ chức của mình.
Như có đề cập, CFO là người đứng đầu và điều hành các chiến lược tài chính của công ty. Vì thế, họ đóng vai trò giống như một nhà lãnh đạo có thể đảm nhận quyền sở hữu các kết quả tài chính của tổ chức và đội ngũ quản lý cấp cao. Bên cạnh đó, họ cũng được toàn quyền quyết định sử dụng mô hình tài chính hợp lý nâng độ hiệu quả, mức độ dịch vụ và chịu trách nhiệm cân bằng chi phí sao cho hợp lý và linh hoạt nhất.
Trong hầu hết mọi trường hợp, giám đốc tài chính còn là bộ mặt quyết định khả năng tài chính của công ty. Do đó, CFO cũng có vai trò nâng cao, gắn kết các mối quan hệ của công ty với khách hàng, đối tác trong các chiến lược kinh doanh nhằm củng cố hơn về tài chính.
Cuối cùng, cũng tương tự như lãnh đạo, CFO còn là một trưởng nhóm phân phó công việc cho các thành viên trong và ngoài chức năng tài chính. Họ chính là người vạch ra hướng đi tương lai cho nhóm để nâng hiệu suất kinh doanh, đột phá gia tăng lợi nhuận. Có thể nói, vai trò của CFO là tập hợp nhiều nhóm cá nhân tài năng để đạt được thành tích tài chính cao cho cả một tập thể.
Để trở thành một CFO tài năng, dĩ nhiên điều bạn cần đạt được là rất nhiều từ chuyên môn cho đến kỹ năng. Cụ thể như sau:
Kỹ năng này là kỹ năng quan trọng và cơ bản nhất mà mọi ai muốn hướng đến CFO phải sở hữu được. Nó còn được gọi là kiến thức, chuyên môn của một giám đốc tài chính CFO. Việc phân tích tốt sẽ giúp bạn nắm được về tình hình tài chính ra sao một cách tổng thể rồi mới đưa ra quyết định đúng đắn. Thông qua đó, họ sẽ biết doanh nghiệp đang gặp vấn đề gì và cần làm gì để ứng phó kịp thời với xu thế và đem lại được lợi nhuận.
Muốn đạt được kết quả tốt nhất ở mọi lĩnh vực, thì kế hoạch là phương tiện, hướng đi tối ưu. Bởi, không ai đánh trận mà không lập ra một chiến lược cụ thể cả. Và, trong ngành tài chính cũng vậy, các CFO cần có kỹ năng cần thiết chính là biết lập kế hoạch. Kế hoạch tài chính càng chi tiết càng thể hiện được rõ hiệu quả đạt được sau tất cả hoạt động kinh doanh, sản xuất và những hoạt động khác của doanh nghiệp.
Lẽ đương nhiên, một giám đốc tài chính thì không thể không có kỹ năng quản trị dòng tiền được. Đây là kỹ năng giúp bạn cân đối được hợp lý nhất dòng tiền của công ty, không để công ty rơi vào tình trạng thiếu khả năng chi trả hoặc thâm hụt lớn.
Một công ty, doanh nghiệp sẽ có nhiều dự án lớn nhỏ khác nhau, cách sử dụng nguồn vốn cũng có sự khác biệt. Và, nếu không có CFO đóng vai trò quản lý dòng tiền dành cho các dự án thì sẽ vô cùng rối. Vì thế, CFO cần có kỹ năng này để tìm ra được phương pháp phù hợp cho mỗi dự án, không để nguồn tiền sử dụng không đúng mục đích.
Thực tế, hầu như mọi công việc khi thực hiện đều sẽ có nảy sinh vấn đề hoặc nhiều hoặc ít. Đối với ngành tài chính thì càng có nhiều khả năng xảy ra hơn nữa nhất là khi có quá nhiều số liệu và dòng tiền. Vì thế, một CFO giỏi cũng cần phải có kỹ năng để phân tích, có trực giác để giải quyết vấn đề tốt. Bạn càng bình tĩnh, càng vững vàng thì việc ứng phó với rủi ro là vô cùng thuận lợi.
Ngoài các kỹ năng đặc biệt trên, giám đốc tài chính CFO cũng cần bổ sung thêm cho mình những kỹ năng tổng quát sau đây:
Công việc của một giám đốc tài chính CFO luôn gắn liền với các quyết định tài chính. Do vậy, vị trí này được đánh giá là vô cùng quan trọng và công ty càng lớn càng không thể thiếu CFO. Mong rằng, qua những chia sẻ trên đây, bạn đã hiểu thêm về một vị trí mới trong doanh nghiệp. Nếu bạn có mong muốn được trở thành một CFO giỏi thì đừng bỏ qua quá trình rèn luyện và trau dồi kỹ năng nhé!