Biên Lợi Nhuận Là Gì? Cách Tính Biên Lợi Nhuận Chính Xác Nhất

Bài viết bởi Tùng Nguyễn, đăng ngày 20-09-2020. Cập nhập ngày 20-09-2020.
Biên Lợi Nhuận Là Gì? Cách Tính Biên Lợi Nhuận Chính Xác Nhất 2024

Biên lợi nhuận chính là yếu tố được các doanh nghiệp quan tâm hàng đầu khi kinh doanh, sản xuất. Bài viết sau đây sẽ giải đáp biên lợi nhuận là gì và cách tính chuẩn xác nhất!

Mỗi doanh nghiệp luôn hướng đến mục tiêu cuối cùng là thu được lợi nhuận. Nhưng biên lợi nhuận Profit Margin mới chính là bức tranh mô phỏng thực tế hiệu suất hoạt động của doanh nghiệp hiệu quả hay suy giảm. Nếu bạn còn đang băn khoăn chưa hiểu rõ về biên lợi nhuận thì đừng bỏ lỡ thông tin chi tiết được bật mí dưới đây!

Khái niệm biên lợi nhuận

Biên lợi nhuận có tên tiếng Anh là Profit Margin hay còn được gọi là tỷ suất lợi nhuận, tỷ suất lợi nhuận ròng. Yếu tố này biểu hiện sự chênh lệch giữa mức giá bán và tổng chi phí sản xuất, tiêu thụ sản phẩm. Hay nói cách khác, biên lợi nhuận chính là tỷ lệ giữa tổng lợi nhuận ròng trên tổng doanh thu.

Biên lợi nhuận là gì – Bạn đã biết?
Biên lợi nhuận là gì – Bạn đã biết?

Chỉ số này cho phép doanh nghiệp nắm bắt được một đồng doanh thu sẽ tạo ra được bao nhiêu đồng lãi. Có hai loại biên lợi nhuận được đơn vị tính toán gồm có:

  • Biên lợi nhuận gộp gọi theo tiếng Anh là Gross profit margin giúp đơn vị thiết lập chính sách giá bán và cân nhắc chi phí sản xuất.
  • Biên lợi nhuận ròng có tên tiếng Anh là Net profit margin. Đây là thước đo chính xác khả năng sinh lãi của đơn vị sản xuất.

Biên lợi nhuận phụ thuộc vào những yếu tố nào?

Lợi nhuận biên phản ánh lợi nhuận mà doanh nghiệp thu được cho mỗi đơn vị sản phẩm sản xuất thêm. Đồng nghĩa với việc chỉ số này không phải là lợi nhuận chung của doanh nghiệp. Các yếu tố chi phối tỷ suất lợi nhuận phải kể đến:

Yếu tố chi phối chỉ số biên lợi nhuận doanh nghiệp
Yếu tố chi phối chỉ số biên lợi nhuận doanh nghiệp
  • Chi phí lao động sản xuất;
  • Chi phí nguyên vật liệu, vật tư sản xuất;
  • Chi phí cho thuế cần đóng;
  • Các khoản vay phát sinh để tiến hành sản xuất.

Tổng giá trị các yếu tố kể trên càng thấp thì tỷ suất lợi nhuận của đơn vị càng cao. Bởi vậy mà các doanh nghiệp có xu hướng tối ưu các khoản chi phí sản xuất ở mức lý tưởng nhất.

Bỏ túi cách tính biên lợi nhuận đơn giản nhất

Công thức tính biên lợi nhuận gộp và ròng được thực hiện đơn giản dưới đây:

Tính biên lợi nhuận gộp

Biên lợi nhuận gộp được tính toán cho một loại sản phẩm, một dòng sản phẩm nhất định của doanh nghiệp chứ không tính chung toàn bộ. Việc tính chỉ số riêng sẽ giúp đơn vị xây dựng chính sách giá cả. Đồng thời, tỷ suất này cũng giúp ích cho doanh nghiệp trong việc đàm phán và tối ưu chi phí mua vật liệu sản xuất.

Công thức xác định biên lợi nhuận gộp như sau:

Biên lợi nhuận gộp là hiệu số giữa doanh thu tách thuế trừ đi chi phí nguyên vật liệu sản xuất tách thuế.

Tính tỷ suất cận biên ta lấy biên lợi nhuận gộp chia cho doanh thu bán sản phẩm.

Ví dụ dưới đây sẽ giúp bạn đọc dễ hiểu hơn: Đơn vị thu được doanh thu bán hàng 4.000.000 VNĐ, trong đó tổng chi phí vật liệu là 3.000.000 VNĐ. Ta có:

Biên lợi nhuận gộp = 4.000.000 – 3.000.000 = 1.000.000 VNĐ.

Lợi nhuận gộp cận biên = (1.000.000/ 4000.000)x100%= 25%

Tính biên lợi nhuận ròng

Chỉ số biên lợi nhuận nhuận là thước đo chuẩn xác khả năng sinh lời của doanh nghiệp. Tỷ suất này càng cao, doanh nghiệp càng thu được lãi lớn. Ngoài ra, biên lợi nhuận ròng cũng là căn cứ để doanh nghiệp đánh giá khả năng kiểm soát và quản lý chi phí sản xuất đầu vào, đầu ra.

Quá trình tính biên lợi nhuận ròng được thực hiện trên toàn bộ các sản phẩm mà đơn vị sản xuất. Vì vậy nên doanh nghiệp phải thống kê đầy đủ tổng chi phí sản xuất và doanh thu bán hàng. Công thức tính toán biên lợi nhuận ròng tương tự biên lợi nhuận gộp. Chỉ khác là biên lợi nhuận gộp tính trên 1 sản phẩm còn biên lợi nhuận ròng tính tổng toàn bộ các sản phẩm của doanh nghiệp.

Ví dụ: Doanh nghiệp có tổng doanh thu 1,5 tỷ, chi phí sản xuất 0,8 tỷ thì biên lợi nhuận ròng =1,5-0,8=0,7 tỷ.

Lợi nhuận ròng cận biên = (0,7/1,5)x 100%=46,67%

Ý nghĩa của chỉ số biên lợi nhuận là gì?

Biên lợi nhuận là chỉ số đặc biệt quan trọng mà mỗi doanh nghiệp đều quan tâm tới. Vậy ý nghĩa của biên lợi nhuận là gì?

Nắm bắt tình hình kinh doanh

Chỉ số này cho doanh nghiệp biết mỗi đồng doanh thu sẽ tạo ra bao nhiêu đồng lãi. Với lợi nhuận biên gộp, doanh nghiệp có thể dùng để so sánh trong nội bộ của công ty. Tỷ số của sản phẩm nào cao hơn chứng tỏ hoạt động sản xuất sản phẩm đó có hiệu quả và lợi nhuận tốt hơn.

Biên lợi nhuận – Thước đo khả năng sinh lời doanh nghiệp
Biên lợi nhuận – Thước đo khả năng sinh lời doanh nghiệp

Đánh giá khả năng quản lý vốn đầu tư

Dựa vào chỉ số biên lợi nhuận mà doanh nghiệp nhìn rõ được những lỗ hổng trong đầu tư chi phí. Từ đó, doanh nghiệp có thể nâng cao tỷ suất lợi nhuận bằng hai cách. Thứ nhất, tạo ra mức doanh thu từ bán sản phẩm cao hơn. Cách thứ 2 là giảm chi phí đầu tư nguyên vật liệu đầu vào.

Căn cứ xây dựng kế hoạch phát triển doanh nghiệp

Chủ doanh nghiệp hoàn toàn có thể đánh giá đơn vị sản xuất có sinh lời hay không từ chỉ số biên lợi nhuận âm hay dương. Những việc doanh nghiệp cần hết sức quan tâm là với khoản lợi nhuận đó, đơn vị có đủ sức kinh doanh tiếp tục hay không.

Rõ ràng, bạn cần tái đầu tư, mở rộng kinh doanh từ một phần lợi nhuận thu được. Có như vậy, doanh nghiệp của bạn mới có thể phát triển và vững mạnh. Ví dụ đơn vị sản xuất của bạn thu được tổng doanh thu 3 tỷ đồng. Sau khi đã trừ các khoản chi phí sản xuất , doanh nghiệp thu được 900 triệu đồng. Là nhà quản lý thông thái, bạn phải biết có nên tái đầu tư 450 triệu và giữ lại 450 lãi hay không?

Căn cứ để các ngân hàng quyết định mức cho vay

Các doanh nghiệp sản xuất cùng hoạt động trong một lĩnh vực nhưng có chiến lược sản phẩm khác nhau sẽ có sự chênh lệch biên lợi nhuận từ nhỏ đến lớn. Dựa vào so sánh này mà các chuyên gia tài chính hoàn toàn có thể xem xét được vị trí của từng doanh nghiệp trên đường đua kinh doanh.

Chỉ số làm căn cứ để ngân hàng đưa ra hạn mức vay phù hợp
Chỉ số làm căn cứ để ngân hàng đưa ra hạn mức vay phù hợp

Khi làm hồ sơ vay vốn, các ngân hàng sẽ phê duyệt hạn mức vay từ thấp đến cao cho từng doanh nghiệp. Dĩ nhiên, đơn vị nào có biên lợi nhuận lớn sẽ được các ngân hàng “ưu ái” cho vay hạn mức lớn hơn. Bởi công ty này có khả năng kiểm soát chi phí hiệu quả và sinh lãi nhiều hơn. Lưu ý rằng doanh nghiệp có lợi nhuận cao hơn chưa chắc đã có chỉ số biên lợi nhuận lớn hơn:

Công ty A thu được doanh thu bán hàng 2 tỷ và tổng chi phí đầu vào là 900 triệu đồng. Khi đó, biên lợi nhuận của công ty A đạt 55%.

Công ty B có doanh thu bán hàng cao hơn công ty A, đạt 3 tỷ đồng, tổng chi phí đầu vào là 1,5 tỷ. Khi đó, biên lợi nhuận của công ty B chỉ đạt 50%.

Bạn có thể thấy dù công ty B có doanh thu và lợi nhuận cao hơn hẳn công ty A nhưng biên lợi nhuận lại thấp hơn.

Lưu ý rằng hai yếu tố doanh thu và chi phí được sử dụng để tính biên lợi nhuận nên chỉ so sánh cho doanh nghiệp cùng kinh doanh mặt hàng. Các doanh nghiệp khác ngành không dùng chỉ số biên lợi nhuận để phân tích, so sánh, Bởi vì mỗi ngành sẽ có đặc thù doanh thu, chi phí cao thấp khác nhau.

Bài chia sẻ trên đây đã mang đến những thông tin tường tận về biên lợi nhuận là gì và cách tính chính xác. Hy vọng bạn đọc đã giải tỏa được những băn khoăn về chỉ số kinh tế này cũng như hiểu hết được ý nghĩa của nó đối với mỗi doanh nghiệp!

Bài viết bởi Tùng Nguyễn
Mình có kinh nghiệm với chuyên ngành tài chính, cùng đó là những khoảng thời gian khó khăn và cần vay tiền nhanh để giải quyết công việc cá nhân của mình. Và đã phải tự mình tìm hiểu và so sánh các dịch vụ vay tiền khác nhau. Vậy nên mình hiểu chính xác khó khăn bạn gặp phải và có thể tư vấn đầy đủ các thông tin cần thiết giúp bạn trong vấn đề vay tiền nhanh online.

Ưu Đãi Vay Tiền 12-2024

Chúng tôi đã vay thử hơn 20 dịch vụ tài chính trên thị trường và chọn ra dịch vụ vay tiền online tốt nhất cho bạn.
Vay Tiền Nhanh

Bài viết Mới

crossmenu