Chúng ta vẫn thường nghe đến khái niệm hội sở ngân hàng. Vậy hội sở là gì? So với các phòng giao dịch thì đây có phải là địa chỉ giao dịch tốt nhất?
Với những ai làm trong ngành ngân hàng, thì khái niệm hội sở ngân hàng không phải là khái niệm xa lạ. Tuy nhiên với những người ngoài ngành thì hội sở là gì vẫn là một bí ẩn, dù đã từng nghe qua nhưng vẫn chưa có sự am hiểu thấu đáo. Hội sở ngân hàng là gì, đây có phải là một địa chỉ để giao dịch giống như phòng giao dịch hay các chi nhánh ngân hàng hay không? Tiendayvi.com sẽ cùng bạn tìm hiểu về hội sở chi tiết sau đây.
Hội sở còn được gọi với cái tên khác là trụ sở ngân hàng. Đây được xem là một cơ quan thế lực nhất của ngân hàng. Hội sở là cơ cấu tổ chức lớn nhất của một ngân hàng nào đó. Nó bao gồm tất cả những Phòng Ban của ngân hàng. Hội sở tập trung quyền lực cao nhất của một ngân hàng bất kỳ.
Một ngân hàng thường chỉ có 1 hội sở duy nhất. Nhiều lắm chỉ 2 hội sở, đặt tại 2 địa điểm khác nhau. Hội sở tập trung những “sếp lớn” của một ngân hàng. Đây cũng là nơi đưa ra các quy định, quy chế, chính sách, điều lệ, các phương thức kinh doanh đồng loạt cho những chi nhánh cấp dưới.
Thật ra, nói hội sở thì nhiều người sẽ khó hiểu. Tuy nhiên nếu dùng từ trụ sở ngân hàng thì sẽ rất nhiều người biết. Hội sở chính là trụ sở chính thức của 1 ngân hàng. Một ngân hàng dù lớn hay nhỏ đều cần phải có trụ sở chính. Với nhiều ngân hàng, địa chỉ hội sở chính là địa chỉ đầu tiên đặt nền móng cho việc kinh doanh của ngân hàng. Còn một số thì sau quá trình triển khai kinh doanh sẽ lựa chọn một vị trí thích hợp nhất để làm hội sở.
Nếu như chính phủ là cơ quan đầu não của một quốc gia, thì hội sở chính là cơ quan đầu não của một ngân hàng. Bên dưới hội sở, chúng ta có thể gặp nhiều khái niệm liên quan khác:
Chi nhánh ngân hàng là tổ chức quyền lực dưới hội sở. Đây là địa chỉ có thể thực hiện phần lớn các nghiệp vụ ngân hàng. Mỗi ngân hàng thường có nhiều chi nhánh. Các chi nhánh này rải rác ở ở các tỉnh thành. Ngân hàng nào càng quy mô thì càng có nhiều các chi nhánh. Hiện nay, gần 50% số ngân hàng đã có chi nhánh ở hết 63 tỉnh thành.
Chi nhánh lại được phân thành 2 cấp:
Mỗi ngân hàng sẽ có quy định riêng về phân tầng chi nhánh cấp 1 và cấp 2. Phụ thuộc vào tiêu chí lợi nhuận mà hội sở đưa ra, các chi nhánh sẽ biết được mình thuộc cấp 1 hay 2. Đây là vấn đề thuộc nội bộ ngân hàng. Khi giao dịch tại 1 chi nhánh bất kỳ, khách hàng hầu như không thể biết được đó là chi nhánh cấp 1 hay cấp 2.
Đứng đầu là hội sở. Dưới hội sở là chi nhánh. Dưới chi nhánh là sở giao dịch ngân hàng. Như vậy, xét về quyền hạn và cơ cấu, thì sở giao dịch có quy mô khá nhỏ. Quận huyện chính là nơi ngân hàng đặt sở giao dịch. Sở giao dịch có số lượng nhân viên ít, nhưng khá đông khách hàng.
Vì sao như vậy? Bạn thử tưởng tượng ở 1 thành phố lớn như HCM, sẽ có bao nhiêu trụ sở và chi nhánh ngân hàng? Hầu như ngân hàng nào cũng có rất nhiều chi nhánh tại các thành phố lớn. Khi đó, tính cạnh tranh rất cao. Trong khi đó, một sở giao dịch được đặt tại 1 huyện trực thuộc tỉnh. Dân số của cả huyện được phục vụ chỉ với 1,2 sở giao dịch, thì lượng khách hàng sẽ cao hơn rất nhiều.
1 chi nhánh ngân hàng thì sẽ có nhiều sở giao dịch. Ví dụ chi nhánh tỉnh Quảng Nam, sẽ có các sở giao dịch huyện Phú Ninh, huyện Điện Bàn…. Các sở giao dịch này có quan hệ mật thiết với nhau, tương hỗ nhau trong quá trình hoạt động. Chức năng của sở giao dịch không nhiều. Có rất nhiều sở giao dịch chỉ được sử dụng để huy động vốn và cho vay.
Dưới sở giao dịch sẽ là phòng giao dịch. Đa số các phòng giao dịch sẽ có rất ít tính năng. Chúng chỉ có chức năng thực hiện giao dịch ngân hàng cơ bản mà không có thanh toán quốc tế.
Như vậy, xét về cấp bậc, chúng ta có thể thấy được sự phân bổ quyền hạn các cấp của một ngân hàng như sau:
Đến đây thì chắc chắn bạn đã có được hình dung tốt nhất về hội sở là gì. Bạn cũng đã biết được các cấp bậc của một ngân hàng cụ thể. Vậy, nên chọn hội sở để giao dịch hay không? Thông thường thì khách hàng thường giao dịch ở đâu nhất?
Tâm lý chung của khách hàng thì cơ quan đầu não của một tổ chức chính là địa chỉ tin cậy nhất để thực hiện giao dịch. Với ngân hàng cũng vậy. Nhiều người có tâm lý muốn lựa chọn địa chỉ cao nhất để tiến hành giao dịch với ngân hàng.
Bạn có thể đến hội sở để thực hiện những giao dịch có tầm vĩ mô. Những dự án nghìn tỷ, những hợp đồng kinh tế giá trị lớn đều có thể được thực hiện ở trụ sở chính. Tuy nhiên, hội sở rất hạn chế hoạt động. Vì vậy, để có thể liên hệ giao dịch ở hội sở, khách hàng cũng phải rất đặc biệt. Gần như đó đều là khách VIP thuộc tầng lớp thượng lưu, có chỗ đứng và vị thế cao trong xã hội.
Do đó, nếu muốn gửi tiết kiệm vài trăm triệu, hay mở thẻ… thì tốt nhất bạn đừng đến hội sở nhé.
Sở giao dịch, phòng giao dịch chính là nơi mà khách hàng thực hiện giao dịch với ngân hàng nhiều nhất. Với những giao dịch trên 2 tỷ đồng hoặc bạn muốn chuyển nhận tiền nước ngoài với khối lượng lớn, bạn có thể tìm đến các chi nhánh ngân hàng.
Tuy nhiên, thông thường chúng ta sẽ thực hiện giao dịch ở địa chỉ gần nơi mình nhất. Với những hạn mức nhỏ, bạn hoàn toàn có thể yên tâm giao dịch ở các địa điểm này. Xét cho cùng, tất cả đều được quản lý đồng bộ từ hội sở. Nếu cẩn thận, bạn có thể lựa chọn địa chỉ giao dịch phụ thuộc vào số tiền giao dịch của mình.
Hiện nay, kênh ngân hàng điện tử rất phát triển. Bên cạnh nhiều lựa chọn giao dịch trực tiếp, thì bạn có thể lựa chọn giao dịch qua ngân hàng trực tuyến. Mọi giao dịch như chuyển tiền, nhận tiền, tiết kiệm, thanh toán hóa đơn đều có thể được thực hiện nhanh chóng, dễ dàng bằng internet banking. Bạn không cần đến hội sở hay chi nhánh mà vẫn có thể dễ dàng thực hiện mọi giao dịch của mình.
Cách khác nữa, khách hàng có thể dùng ATM. Tuy nhiên chức năng của ATM khá hạn chế. Nó chỉ có vài tính năng cơ bản như tra cứu số dư, rút tiền mặt, chuyển tiền. Một vài ngân hàng có thể gửi tiền trực tiếp vào tài khoản qua cây ATM như Đông Á, Techcombank…
Tiendayvi đã giải đáp toàn bộ những thông tin chi tiết về vấn đề hội sở là gì. Bạn cũng đã có bài tổng kết phân biệt các đơn vị hành chính trong ngân hàng. Qua đó, hy vọng bạn có thể lựa chọn địa chỉ giao dịch tốt nhất cho mình, phù hợp với nhu cầu của mình.