Truyền thông là từ ngữ dùng để chỉ việc truyền đạt các thông tin, thông điệp đến công chúng. Ngày nay, truyền thông đóng vai trò quan trọng trong nhiều vấn đề từ chính trị đến kinh tế, văn hóa.
Truyền thông là một thuật ngữ được sử dụng rộng rãi trong các hoạt động truyền bá thông tin hoặc quảng cáo thương hiệu. Trong bối cảnh thời đại 4.0, truyền thông đóng vai trò mạnh mẽ và nó chính là một trong những nguyên nhân tạo nên sự thành bại của một doanh nghiệp, thương hiệu. Vậy truyền thông là gì? Vai trò và ý nghĩa cơ bản của truyền thông như thế nào? Tiền Đầy Ví mời các bạn tìm hiểu ngay sau đây.
Hiểu theo nghĩa đơn giản, thì truyền thông chính là hoạt động truyền bá thông tin, lan truyền thông tin. Nó là sự tương tác thông tin từ 2 người trở lên để thông tin có sức lan tỏa mạnh trong cộng đồng, càng nhiều người biết đến càng tốt. Mục đích chính là để chuyển tải một thông điệp nào đó mà các cá nhân, tổ chức muốn truyền tải đến cộng đồng.
Truyền thông sẽ gồm các nhân tố cơ bản sau đây:
Hiện nay, truyền thông được xem là cầu nối bền vững nhất giữa doanh nghiệp và người dùng. Nó rất quan trọng để tạo dựng thương hiệu. Tuy nhiên, nếu chỉ gói gọn vai trò của truyền thông vào doanh nghiệp thì sẽ rất thiếu sót.
Về cơ bản, truyền thông có rất nhiều vai trò như sau.
Ngành truyền thông đóng vai trò đặc biệt quan trọng với nhà nước. Thông qua truyền thông, những chính sách, đạo luật, quy định của nhà nước mới đến được với người dân. Truyền thông mang các thông tin cụ thể về chính trị, văn hóa, luật pháp tiệm cận người dân, giúp họ có được định hướng tốt nhất cho hành vi sống của mình, tuân thủ đúng quy định của pháp luật cũng như tạo dựng nền tảng kinh tế dưới sự bảo hộ của pháp luật.
Không những thế, thông qua truyền thông, nhà nước cũng đưa những tiến bộ của nhân loại đến gần hơn với người dân. Người dân sẽ biết được thế giới rộng lớn ngoài kia, phong tục tập quán và cả những cơ hội đầu tư ở nước ngoài. Truyền thông giúp kích thích tinh thần sáng tạo, học hỏi, hang say làm việc và cống hiến của người dân.
Đồng thời, truyền thông cũng giúp nhà nước điều chỉnh những chính sách của mình cho phù hợp. Thông qua những cuộc khảo sát trưng cầu ý dân, nhà nước sẽ có những điều chỉnh để phù hợp hơn với tiêu chí: Nhà nước của dân – Do dân – Vì dân, nhận được sự đồng thuận cao từ dân chúng để củng cố vị trí vững chắc của mình.
Với doanh nghiệp mà nói, thì không có truyền thông sẽ không thể nào tạo dựng được thương hiệu. Làm thế nào để khách hàng biết đến bạn? Chỉ có cách truyền thông. Truyền thông mang hình ảnh hương hiệu, hình ảnh và nội dung sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp đến với các khách hàng tiềm năng. Thông qua truyền thông, khách hàng sẽ biết đến doanh nghiệp, trở thành khách hàng của doanh nghiệp và mang lợi nhuận về cho doanh nghiệp.
Truyền thông cũng góp phần định hướng hành vi của khách hàng. Những sản phẩm mới, những công nghệ mới được doanh nghiệp đẩy mạnh truyền thông, giúp thay đổi xu hướng tiêu dùng và giúp khách hàng có được chọn lựa tốt nhất.
Tuy nhiên, truyền thông với doanh nghiệp cũng là con dao 2 lưỡi. Vì truyền thông có tính đa chiều. Doanh nghiệp cần cẩn trọng trong các thông tin truyền thông của mình. Nếu người dùng phát hiện thấy có các vấn đề gian dối hay thổi phồng sự thật, thì chính truyền thông quay ngược lại làm sụp đổ doanh nghiệp.
Đặc biệt với sự phát triển của mạng xã hội như hiện nay, việc nâng lên hay dìm chết một thương hiệu là rất dễ dàng. Điều này càng khiến doanh nghiệp càng phải thận trọng hơn, đảm bảo nguyên tắc kinh doanh trong sạch - vững mạnh, đảm bảo được chất lượng sản phẩm dịch vụ cũng như uy tín thương hiệu của mình.
Người dân là đối tượng tiếp nhận truyền thông. Tùy vào nguồn truyền thông, mục đích truyền thông mà đối tượng tiếp nhận là toàn dân hoặc một số đối tượng cụ thể tương ứng, phù hợp với mục đích truyền thông.
Với các thông tin từ nhà nước, nhờ truyền thông mà người dân sẽ có sự tiếp cận kịp thời, nhanh chóng nhất. Từ đó có định hướng tốt nhất theo hướng dẫn, điều hành của nhà nước về các vấn đề an sinh, kinh tế hay chính trị.
Với các thông tin truyền thông từ doanh nghiệp, truyền thông sẽ giúp người dân tiếp cận hiệu quả các nguồn tin phù hợp với nhu cầu tiêu dùng, mua sắm, công việc hay học tập của mình. Thông qua những nội dung truyền thông, người dân sẽ có định hướng tiếp cận tốt nhất, chọn lựa được các sản phẩm, dịch vụ phù hợp nhất với nhu cầu của mình.
Truyền thông cũng giúp người dân bảy tỏ thái độ, nguyện vọng của mình với nhà nước hoặc doanh nghiệp. Với sự trợ giúp từ internet, tính kết nối của người dân với nhà nước, doanh nghiệp ngày càng bền vững hơn. Từ đó người dân sẽ có thêm nhiều cơ sở để đặt niềm tin vào nhà nước hay doanh nghiệp.
Tùy vào cách xây dựng chiến lược của nguồn truyền thông, mà truyền thông sẽ có nhiều phương thức biểu đạt nhất định.
Có thể kể đến những phương tiện truyền thông chủ đạo như sau:
Trong bối cảnh hiện nay, truyền thông bằng internet được xem là tối ưu và quan trọng nhất. Phương thức này cho tốc độ tiếp cận nhanh chóng, lan rộng chỉ trong một thời gian ngắn. Ngoài ra, thì các phương thức bằng truyền hình, truyền thanh thường được ưu tiên sử dụng ở những vùng nông thôn, những nơi mà internet chưa được phổ cập nhiều. Các phương tiện truyền thông khác thì sẽ cho hiệu quả trong các trường hợp cụ thể.
Hiện tại và trong tương lai, truyền thông vẫn đóng vai trò đặc biệt quan trọng, ý nghĩa với đời sống xã hội và sự phát triển của nền kinh tế. Chính vì điều này, để truyền thông đạt hiệu quả cao, thì nội dung truyền thông cần được chăm chút tỉ mỉ, bài bản, đảm bảo được hiệu quả truyền thông và có tính định hướng cụ thể nhất.
Với những thông tin trên đây, Tiền Đầy Ví đã cập nhật những gì cơ bản nhất của truyền thông. Hy vọng các thông tin trên sẽ giúp các bạn đang làm truyền thông có được định hướng tốt nhất, để mục đích truyền thông đạt được mục tiêu như kỳ vọng.