Trong cuộc sống bất cứ ai cũng có lúc có nhu cầu phải vay vốn ngân hàng. Tuy nhiên, để phải rơi vào tình trạng nợ xấu ngân hàng là điều không ai mong muốn.
Vậy làm thế nào để không bị nợ xấu? Nợ xấu ngân hàng có sao không? Câu trả lời sẽ có ngay trong bài viết dưới đây.
Nợ xấu (còn gọi là nợ quá hạn) là khoản vay ngân hàng mà bạn ký kết sẽ trả cả lãi và gốc trong một thời gian nhất định như cam kết trong hợp đồng nhưng lại không trả được. Khoản nợ đó bị trễ hạn tới hơn 90 ngày và không có khả năng chi trả.
Trong trường hợp này, phía ngân hàng sẽ xếp bạn vào nhóm nợ có khả năng mất vốn cao, nhóm nợ xấu. Sau này, khi vay vốn ở bất cứ ngân hàng nào bạn cũng sẽ gặp khó khăn bởi lịch sử nợ xấu được liên thông trên hệ thống các ngân hàng.
Để xảy ra nợ xấu ngân hàng có rất nhiều nguyên nhân cả khách quan lẫn chủ quan. Nhưng nhìn chung có một số nguyên như sau:
Lịch sử tín dụng của người vay sẽ được niêm yết trên hệ thống Trung tâm thông tin tín dụng quốc gia Việt Nam (viết tắt là CIC) và được chia ra làm 5 loại dư nợ tín dụng như sau:
Dư nợ đủ chuẩn, tức là gồm các khoản nợ được thanh toán đúng hạn; các khoản nợ quá hạn quy định ít hơn 10 ngày theo cam kết đã thanh toán với ngân hàng.
Đây là các khoản nợ quá hạn từ 10 đến 90 ngày so với thời hạn cam kết thanh toán giữa người vay với ngân hàng. Ngoài ra còn là các khoản nợ đã được điều chỉnh lại kỳ hạn thanh toán.
Nhóm 3 hay nhóm dư nợ dưới tiêu chuẩn, tức là các khoản nợ quá hạn từ 30 đến 90 ngày theo lịch hẹn của ngân hàng. Các khoản nợ này dù đã được điều chỉnh lại kỳ hạn thanh toán nhưng vẫn quá hạn tới 30 ngày. Ngoài ra còn là các khoản nợ được miễn lãi hoặc giảm lãi do không có đủ khả năng trả lãi cho ngân hàng.
Nợ nghi ngờ mất vốn, tức là các khoản nợ đã quá hạn ngân hàng từ 90 đến 180 ngày; các khoản nợ dù đã được điều chỉnh lại kỳ hạn thanh toán nhưng vẫn thanh toán cho ngân hàng chậm từ 30 đến 90 ngày; các khoản nợ được điều chỉnh kỳ hạn thanh toán lần thứ 2 vẫn không có khả năng chi trả.
Nhóm 5 là nhóm nợ có khả năng mất vốn (còn gọi là nợ xấu), tức là các khoản nợ quá hạn chi trả cho ngân hàng tới hơn 180 ngày. Các khoản nợ này dù đã được phía ngân hàng điều chỉnh lại kỳ hạn thanh toán nhưng vẫn không có khả năng chi trả trên 90 ngày. Ngoài ra còn là các khoản nợ được điều chỉnh kỳ hạn thanh toán lần thứ 2 nhưng vẫn không trả được; các khoản nợ được điều chỉnh kỳ hạn thanh toán lần thứ 3 trở lên nhưng vẫn vô vọng.
Câu trả lời chắc chắn là có. Nếu bạn bị dính nợ xấu ngân hàng, bạn sẽ phải đối mặt với các nguy cơ như sau:
Khi bạn vay vốn ngân hàng, tất cả quá trình thanh toán trễ hạn, quá hạn, nợ xấu… đều được ngân hàng lưu lại trên hệ thống CIC. Khi bạn vay vốn lại ở một ngân hàng hoặc một tổ chức tín dụng nào đó, họ sẽ kiểm tra và biết được lịch sử bạn vay vốn những lần trước ra sao. Nếu lịch sử xấu, họ sẽ từ chối cho bạn vay.
Nếu bạn dính phải nợ xấu, nợ khó đòi, chắc chắn các nhân viên xử lý nợ ngân hàng sẽ “hỏi thăm bạn” rất nhiệt tình bằng các hình thức như gọi điện, nhắn tin… thậm chí là đe dọa và nhiều hình thức khác để bắt buộc bạn phải trả nợ cho họ. Như vậy, cuộc sống của bạn và người thân sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Bạn bị mất hình ảnh, niềm tin và uy tín đối với người thân, bạn bè, đồng nghiệp và hàng xóm.
Khi bạn vay vốn ngân hàng, bạn phải ký hợp đồng tín dụng với ngân hàng, trong đó sẽ có điều khoản quy định về nghĩa vụ phải trả tiền đầy đủ, đúng thời hạn, đúng địa điểm và phương thức đã thỏa thuận. Nghĩa vụ trả tiền cho ngân hàng mà bạn cần thực hiện phải bao gồm cả tiền lãi theo nợ gốc cũng như các thỏa thuận khác.
Quy định này đã được căn cứ theo điều 289 của Bộ luật dân sự 2015. Nếu bạn không trả được nợ, dính nợ xấu khó đòi, tức là bạn đã vi phạm Luật Dân sự và có thể bị khởi tố bất cứ lúc nào.
Nếu bị khởi kiện ra tòa, người thiệt thòi và phải chịu trách nhiệm lớn nhất không ai khác chính là bạn. Bởi vì ngoài việc bạn phải trả số nợ ngân hàng cả gốc và lãi thì bạn còn phải chịu thêm khoản chi phí thi hành án nữa.
Nếu bạn không thể trả nợ ngân hàng bằng tiền, bạn sẽ bị cưỡng chế thi hành án bằng các tài sản bạn đang sở hữu như nhà ở, bất động sản, xe cộ, tiền tiết kiệm, tài khoản lương…
Trong trường hợp xấu nhất, nếu ngân hàng có bằng chứng và cơ sở chứng minh bạn có hành vi gian dối, giả mạo hồ sơ, giấy tờ để vay vốn sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự với tội danh “Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản” và bị kết án từ vài tháng đến vài năm tù giam.
Lời khuyên mà chúng tôi dành cho bạn đó là nên tránh bị nợ xấu ngân hàng để phải đối mặt với những điều không mong muốn như trên. Để làm được điều đó, bạn cần thực hiện tốt theo các cách như sau:
Đó là bạn phải dừng ngay các hành động như: Chậm hoặc không thanh toán các khoản vay ngân hàng từ vài tháng liên tục trở lên. Không thanh toán đầy đủ chi phí các khoản đã sử dụng trong thẻ tín dụng. Chi tiêu không kiểm soát dẫn đến mất khả năng chi trả…
Trước khi có kế hoạch vay tiền ngân hàng, bạn cần tính toán lại các khoản thu nhập của mình là bao nhiêu, có các khoản thu ngoài nữa không, nếu vay số tiền đó có ảnh hưởng gì đến sinh hoạt và cuộc sống của bạn không. Nếu câu trả lời là có và gây xáo trộn lớn đến đời sống của bạn thì nên dừng vay. Bởi rất có thể bạn sẽ bị rơi vào bẫy “nợ xấu” lúc nào không biết.
Khi đã cân đối được thu nhập và khoản vay thì bạn nên quy hoạch lại các khoản chi tiêu của mình sao cho hợp lý, thống kê rõ ràng để không bị chi quá tay, dẫn đến vượt ngoài ra năng chi trả vốn vay cho ngân hàng.
Luông nâng cao ý thức thanh toán các khoản nợ cho ngân hàng để không bị quên lịch trả. Bạn nên đặt lịch hẹn, chủ động thanh toán trước kỳ hạn từ 1-2 ngày để tránh tình trạng nước đến chân không kịp nhảy.
Trên đây là những thông tin chi tiết nhất về nợ xấu ngân hàng và những nguy cơ xấu mà người vay phải đối mặt khi để xảy ra nợ xấu cùng như những lời khuyên cực kỳ bổ ích để tránh rơi vào “cái bẫy” nợ xấu chết người. Hy vọng bài viết này mang lại những kiến thức bổ ích cho bạn. Chúc bạn luôn may mắn và thành công.