Khi đi vay tiền ngân hàng hoặc các tổ chức tín dụng, bạn sẽ được nghe đến khái niệm nợ xấu. Vậy nợ xấu là gì? Nó có ảnh hưởng thế nào đến quyền lợi cá nhân?
Nợ xấu là một vấn đề mà bất cứ ngân hàng nào cũng e dè khi làm thủ tục cho khách hàng vay tiền nhanh. Việc thẩm định kỹ cũng khó tránh được những rủi ro khi vay. Với khách hàng, khi dính nợ xấu thì rất nhiều quyền lợi bị ảnh hưởng.
Vậy nợ xấu là gì? Tác động của nó đến cá nhân và nền kinh tế ra sao? Làm thế nào để hạn chế được nợ xấu? Tất cả sẽ có trong những thông tin mà Tiền Đầy Ví gửi đến bạn ngay sau đây.
Nợ xấu được hiểu là những khoản nợ khó đòi và gần như không thể đòi được. Nguyên nhân là vì người vay tiền nóng đã vay một khoản nhất định nhưng đến thời điểm trả nợ lại không thu xếp được để trả.
Thời điểm để đánh giá nợ xấu cá nhân là 90 ngày. Trải qua 90 ngày tính từ thời điểm đáo hạn mà vẫn chưa thu được nợ thì đã bị tính vào nợ xấu.
Nợ xấu sẽ bị phân loại và sắp xếp trên hệ thống CIC – Hệ thống lưu trữ thông tin tài chính quốc gia. Khi bị xếp vào danh sách này, người mắc nợ xấu sẽ được phân thành các trường hợp sau:
Nhóm tốt nhất chính là nợ đủ tiêu chuẩn. Nhóm này sẽ liệt kê những người có vay vốn tại ngân hàng hay các tổ chức tín dụng và thanh toán nợ đầy đủ. Trong trường hợp nợ dưới hạn thanh toán 10 ngày và đã thanh toán đủ cũng được xếp vào nhóm an toàn này.
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng nợ xấu của cá nhân. Trong đó phải kể đến là những nguyên nhân sau:
Nợ xấu ảnh hưởng rất nghiêm trọng và gây tác hại cho khá nhiều bên. Có thể kể đến những tác hại từ nợ xấu như sau:
Tác hại đến người đi vay là rõ ràng nhất. Hãy cẩn thận đừng để dính nợ xấu trên CIC nhé. Vì nó có thể làm tắc đường phát triển của bạn trong tương lai. Ví dụ như bây giờ bạn chỉ vay 10 triệu và cố tình không thanh toán hoặc không có khả năng thanh toán (tình trạng chung của nhiều bạn trẻ). Vài năm sau, khi độ trưởng thành ổn định hơn, bạn đã chín chắn hơn và có những kế hoạch đầu tư kinh doanh bài bản. Lúc này, đi vay tín chấp không được vì chỉ khoản nợ xấu 10 triệu. Rất đáng tiếc nhé.
Mặc dù nợ xấu có thể đến từ những yếu tố khách quan của nền kinh tế như trượt giá hay lạm phát, nhưng rõ ràng nợ xấu cũng ảnh hưởng ngược lại đến nền kinh tế.
Bạn thử tưởng tượng nếu quá trình cho vay vốn toàn dính nợ xấu thì thế nào? Sự sụp đổ hoặc suy yếu của ngân hàng và các tổ chức tín dụng là tất yếu. Không những thế, những khách hàng không dính nợ xấu cũng khó được duyệt vay mức lớn vì sự ngần ngại từ đơn vị cho vay. Khi nguồn vốn không được luân chuyển, nền kinh tế cũng khó có động lực phát triển.
Câu trả lời là hoàn toàn có thể. Dù khoản nợ từ 5, 10 năm trước hay chỉ mới đây, thì bạn cũng có thể sửa sai những lỗi lầm của mình.
Để xóa nợ xấu, người vay chỉ cần liên hệ lại ngân hàng hay tổ chức mình đã vay tiền. Mục đích liên hệ là để xác nhận lại khoản nợ còn tồn đọng, cùng đưa ra phương án giải quyết. Tùy vào khoản nợ, bạn có thể yêu cầu thanh toán 1 lần hoặc thanh toán theo từng đợt. Nhớ thực hiện đúng cam kết của mình và thanh toán đầy đủ những khoản nợ đó nhé.
Sau 12 tháng kể từ ngày bạn thanh toán nợ, lịch sử tín dụng nợ xấu của bạn sẽ được xóa tự động trên hệ thống CIC. Lúc này, bạn có một lý lịch tín dụng khá tốt và có thể lại được vay tiền theo nhu cầu của mình.
Có thể dễ dàng thấy được những tác hại từ nợ xấu mang lại là rất lớn. Vì vậy, sau khi hiểu được nợ xấu là gì và mình sẽ bị ghi nợ xấu ở đâu, hy vọng bạn sẽ có những kế hoạch tài chính sáng suốt nhất. Chúc bạn sử dụng nguồn vốn vay thật hiệu quả và dễ dàng có được lịch sử tín dụng thật tốt.