Lãi gộp là gì và công thức tính lãi gộp cụ thể ra sao? Tất cả sẽ có trong những thông tin mà chúng tôi cung cấp ngay sau đây.
Với những nhà kinh doanh giàu kinh nghiệm, thì lãi gộp là một khái niệm rất quen thuộc. Tuy nhiên, những ai mới bước vào kinh doanh thì đây lại là một điều khá mới mẻ. Lãi gộp là gì, công thức tính lãi gộp thế nào? Nó có ý nghĩa gì trong kinh doanh? Ở bài viết này, tiền đầy ví sẽ cùng các bạn tìm hiểu chi tiết.
Trước khi tìm hiểu công thức tính lãi gộp chi tiết, chúng ta sẽ phác thảo sơ qua chân dung của lãi gộp.
Trong bất kỳ lĩnh vực kinh doanh nào, đều sẽ có 2 vấn đề mà nhà kinh doanh cần quan tâm:
Cân đối được bài toán chi phí và doanh thu thì mới có thể đảm bảo được lợi nhuận cho doanh nghiệp. Tổng doanh thu trừ đi tổng chi phí chính là lãi gộp. Hiểu theo cách khác, thì lãi gộp chính là số tiền chênh lệch giữa chi phí và doanh thu. Hiện nay, lãi gộp còn được gọi với tên khác là lãi ròng.
Lãi gộp càng lớn thì doanh nghiệp càng có lãi, công việc kinh doanh cũng càng vì thế mà hưng thịnh hơn. Lãi gộp được tính dựa vào từng đặc thù kinh doanh của công ty:
Đây là tỷ số lợi nhuận thể hiện dưới hình thức bao nhiêu % của doanh thu. Tỷ lệ này thường được tính theo năm và nó là căn cứ để xác định quá trình kinh doanh của doanh nghiệp qua từng năm.
Ví dụ trong năm 2019, bạn đầu tư 100 tỷ. Chi phí 60 tỷ. Như vậy lãi gộp đạt 40 tỷ. Tỷ lệ lãi gộp sẽ là 40%.
Trong năm 2020, bạn đầu tư 200 tỷ. Chi phí 140 tỷ. Như vậy lãi gộp đạt 60 tỷ. Tỷ lệ lãi gộp năm nay đạt 30%.
Qua đó có thể thấy được, mặc dù năm 2020 thu lãi nhiều hơn, nhưng tỷ lệ lãi gộp không bằng 2019. So ra, thì năm 2019 sẽ kinh doanh hiệu quả hơn.
Từ đó, doanh nghiệp sẽ tìm ra các nguyên nhân khiến lãi suất bị giảm. Tìm cách khắc phục những nguyên nhân này, doanh nghiệp mới đảm bảo được đà tăng trưởng trong tương lai.
Ngoài ra, tỷ lệ lãi gộp còn được gọi là hệ số biên lãi gộp. Bạn cũng cần để ý khái niệm này vì rất nhiều tài liệu chuyên ngành dùng đến nó.
Từ định nghĩa, gần như bất kỳ nhà kinh doanh nào cũng có thể tìm ra được công thức tính lãi gộp. Công thức này được hình thành dựa trên sự chênh lệch giữa tổng doanh thu hàng năm và tổng chi phí hàng năm. (Hoặc nếu doanh nghiệp muốn tính theo từng tháng, từng quý thì cũng căn cứ trên hai yếu tố này để xác lập công thức):
Lãi gộp = doanh thu – chi phí Tỷ lệ lãi gộp = lãi gộp / doanh thu |
Công thức này được áp dụng cho tất cả các doanh nghiệp hay thậm chí ở cửa hàng bán lẻ. Bất kỳ nhà kinh doanh nào cũng phải thấu hiểu được công thức này. Nhiệm vụ của nhà kinh doanh chính là:
Khi đó, việc kinh doanh của bạn sẽ đạt được mức lãi gộp tối ưu nhất.
Nhiều nhà kinh doanh trẻ mới bước vào nghề thường nhầm lẫn 2 khái niệm này. Tuy nhiên về bản chất thì nó là một. Chỉ có tên gọi là khác nhau.
Sự khác biệt này đến từ việc xác định một doanh nghiệp doanh thu được thay thế bằng doanh thu thuần. Khi đó lãi gộp sẽ được gọi dưới tên gọi lợi nhuận. Kỳ thực bản chất nó đều là khoản lãi sau khi trừ hết các chi phí.
Như vậy, cả 2 khái niệm này đều giúp nhà kinh doanh xác định được tình hình hoạt động của doanh nghiệp. Các nhà quản lý cũng sẽ dễ dàng có được những định hướng chính xác nhất cho những kế hoạch sản xuất kinh doanh.
Để giúp bạn hiểu rõ hơn về lãi gộp, chúng tôi sẽ đưa ra ví dụ cụ thể sau:
Công ty A kinh doanh năm 2019 có tổng doanh thu là 100 tỷ. Trong đó, tổng chi phí là 50 tỷ.
Theo công thức tính lãi gộp, ta có:
Năm 2020, tổng doanh thu là 300 tỷ. Trong đó tổng chi phí là 180 tỷ:
Từ kết quả hoạt động kinh doanh của 2019 và 2020, có thể rút ra các kết luận sau:
Từ những kết luận này, không chỉ giữ vững và phát huy doanh thu, doanh nghiệp A còn cần phải tìm cách cắt giảm chi phí. Doanh nghiệp A cần đảm bảo tỷ suất lợi nhuận tăng đều qua từng năm. Khi đó, việc kinh doanh mới thực sự thành công như kỳ vọng.
Dù là kinh doanh bất cứ ngành nghề gì, thì vấn đề lợi nhuận luôn được quan tâm nhất. Đó là mục tiêu sau cùng của mọi chiến lược kinh doanh. Vì vậy, lãi gộp đóng vai trò rất lớn với các doanh nghiệp, nhà đầu tư.
Lựa chọn đổ tiền cho một doanh nghiệp bất kỳ, nhà đầu tư cũng cần quan tâm đến lãi gộp.
Các thông số này được thống kê chi tiết qua các báo cáo tài chính hàng năm. Từ đó nhà đầu tư sẽ có quyết định đầu tư góp vốn hay không. Có rất nhiều vấn đề cần suy xét:
Nhìn chung, lãi gộp và công thức tính lãi gộp sẽ là những nhân tố cho thấy trạng thái hoạt động của bất kỳ doanh nghiệp nào. Hiểu được sâu sát các vấn đề này, nhà kinh doanh sẽ có những biện pháp phù hợp để đảm bảo công việc kinh doanh của mình ngày càng ổn định hơn.